Những nguyên nhân chính làm phát sinh tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang (Trang 77 - 81)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH, CƠNG NGHỆ

1. 5 2 Chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thủy sản

3.2. Những nguyên nhân chính làm phát sinh tác động tiêu cực

Qua kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trực tiếp chuyển giao công nghệ, các cơ sở, hộ nông dân nhận chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng cũng như các doanh nghiệp chế biến thủy sản và phân tích các số liệu thu thập được đã cho thấy việc chuyển giao công nghệ kém hiệu quả, gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và mơi trường là do nhiều ngun nhân, trong đó có thể nói đến những ngun nhân chính sau:

3.2. 1. Những bất cập từ chính sách vĩ mơ của Nhà nước

- Chính sách đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất giống chưa đi đôi với các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng

Diện tích ni ngày càng mở rộng, mật độ thả nuôi liên tục được đẩy lên cao nên đòi hỏi một số lượng lớn về con giống, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất giống đã đáp ứng được yêu cầu phát triển thực tế này. Song việc thực hiện chính sách đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất giống thủy sản sản mà chủ yếu là sản xuất giống cá tra và tôm càng xanh chưa đi đôi với tăng cường quản lý chất lượng con giống, do vậy, dẫn đến sự phát triển ồ ạt một cách tự phát, chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và cuối cùng sản xuất ra những đàn cá giống kém chất lượng, chống chịu kém với điều kiện môi trường, chậm lớn, một số đàn giống biểu hiện sự suy thoái do cận phối … và cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng thủy sản trong ni trồng

chưa có các giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng đàn cá bố mẹ, cá giống. Do hiện nay lực lượng cán bộ kỹ thuật làm công tác quản lý chất lượng trong nuôi thủy sản cịn rất thiếu và chưa có các biện pháp hữu hiệu để quản lý, nhất là đối với các hộ ương, nuôi tự phát không nằm trong vùng quy hoạch của Tỉnh.

- Công tác quản lý và thực hiện quyết định quy hoạch phát triển thủy

sản của Tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 kém hiệu quả và thiếu thông tin thị trường kịp thời

Công tác tuyên truyền chủ trương quy hoạch phát triển thủy sản của Tỉnh An Giang cũng như nguy cơ rủi ro và những thiệt hại trực tiếp về kinh tế cho các hộ ương, nuôi và cho xã hội từ việc phát triển ương, nuôi một cách tự phát là rất lớn chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, người dân sản xuất thường chạy theo phong trào, khi thấy sản xuất con gì, cây gì mang lại lợi nhuận cao là họ sẵn sàng học hỏi để làm theo mặc dù họ chưa có kinh nghiệm ương, ni nhiều, chưa nắm được thông tin thị trường sắp tới.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ chưa hoàn thiện

Hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ như xử lý nước thải, chất thải,….chưa có, hệ thống thủy lợi chưa tách bạch riêng biệt giữa kênh cấp và kênh thoát nên nhiều hộ nuôi lấy nước vào ao từ kênh cấp đồng thời cũng sả nước thải ra kênh cấp, dẫn đến mơi trường trong và ngồi ao ni rất dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

- Sự thiếu liên kết và chia sẻ lợi ích, thơng tin giữa doanh nghiệp chế biến với người nuôi

Các doanh nghiệp chế biến chưa chia sẻ lợi ích và thơng tin kịp thời về số lượng và thị trường xuất khẩu thủy sản mà họ đã tìm kiếm và ký kết được trong năm hoặc trong thời gian sắp tới cho cơ quan quản lý và người ni để họ có kế hoạch sản xuất phù hợp, hạn chế việc gây ra những đợt khủng hoảng nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu như thời gian vừa qua diễn ra ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL.

Việc chuyển giao các công nghệ sản xuất tiên tiến, theo hướng công nghệ sạch, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế như SQF 1000, thủy sản sinh thái, Global Gap chưa nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của người dân, do việc sản xuất địi hỏi người ni phải đầu tư về cơng sức quản lý, ghi chép nhật ký vào hồ sơ trong q trình ương ni rất tỉ mỷ, ao xử lý nước đầu vào và đầu ra …làm cho chí phí trong q trình ương, ni cũng cao hơn nhưng lợi ích kinh tế mang lại khơng hơn so với cách nuôi truyền thống (do các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu không chịu mua với giá cao hơn).

- Sự thiếu sâu sát của cơ quan quản lý và chưa xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm

Việc xử lý nước thải trong q trình ương, ni ln làm tăng chi phí sản xuất và lại chiếm một tỷ lệ diện tích đáng kể (15 – 20% diện tích ương, ni). Trong khi đó, có tới 41% diện tích ương, ni tự phát, đa số các hộ ương, ni tự phát này đều tận dụng hết diện tích đất để ni và ni phân tán, khơng tập trung nên rất khó để đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Mặt khác, việc xả nước thải, bùn thải chưa qua xử lý từ ao ương, nuôi thủy sản trực tiếp ra sông chưa được các cơ quan quản lý ở địa phương xử lý, mà chủ yếu là tun truyền, khuyến cáo. Vì vậy, vì mục đích kinh tế mà vấn đề xả nước thải, bùn thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông, rạch ở các cơ sở ương ni thủy sản trong Tỉnh vẫn cịn rất phổ biến.

Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản đơng lạnh vì mục đích lợi nhuận mà các doanh nghiệp ln tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất, kể cả việc họ biết như vậy là vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường. Trong khi đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp của các cơ quan quản lý chưa được thực hiện thường xuyên, khi phát hiện các sai phạm chưa được xử lý kịp thời nên hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm trong một thời gian dài làm ô nhiễm trầm trọng, bị các hộ dân sống trong khu vực lân cận làm đơn tố cáo rồi cơ quan quản lý mới xử lý. Song, việc xử lý cũng chưa nghiêm nên nhiều doanh nghiệp biết là sai nhưng vẫn cố tình vi

3.2 .2. Những bất cập từ bên chuyển giao công nghệ

- Chuyển giao công nghệ khi cơng nghệ chưa được hồn thiện.

Việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản khi công nghệ chưa được hoàn thiện, chưa kiểm định tính ổn định của quy trình ở quy mơ sản xuất nhỏ, nên khi cơ sở ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã gặp rất nhiều rủi ro, gây thiệt hại về kinh tế cho chính các cơ sở nhận chuyển giao.

- Công nghệ chuyển giao khơng phù hợp với trình độ của bên nhận chuyển giao.

Đối với công nghệ sản xuất giống tơm càng xanh tồn đực, ngồi việc địi hỏi người tiếp nhận cơng nghệ phải có trình độ chun mơn kỹ thuật nhất định, còn đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi vỗ cao và sự khéo léo trong thao tác vi phẫu nữa, vì vậy mà ngay cả Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản – nơi tập trung nhiều cán bộ kỹ thuật thủy sản có kinh nghiệm của Tỉnh cũng khơng mang lại hiệu quả. Vì vậy, việc lựa chọn cơng nghệ và cơ sở để tiếp nhận chuyển giao chưa phù hợp nên không mang lại hiệu quả trong sản xuất.

- Chuyển giao cơng nghệ cịn mang nặng lý thuyết, ít thực hành và thiếu hình ảnh trực quan

Đa số các hoạt động chuyển giao công nghệ thuộc Chương trình Khuyến ngư, Chương trình dạy nghề cho người nghèo sử dụng ngân sách Nhà nước hoặc do các tổ chức, Cơng ty, doanh nghiệp trong và ngồi nước tài trợ chuyển giao, đào tạo nghề miễn phí cho nơng – ngư dân (đây là kênh chuyển giao chính) đều mang nặng lý thuyết, có thực hành nhưng rất ít và thiếu hình ảnh trực quan, nên hiệu quả ứng dụng công nghệ thấp.

- Năng lực của cán bộ chuyển giao cơng nghệ cịn hạn chế, nhiều người

3. Những bất cập từ bên nhận công nghệ.

- Trong nhiều trường hợp, bên nhận cơng nghệ chưa có ý thức vươn lên làm giàu, còn ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa nhận thức được sự cần thiết phải áp dụng những công nghệ tiến bộ trong nuôi trồng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Đa số nông dân tiếp nhận cơng nghệ trong ni trồng thủy sản đều có trình độ học vấn thấp, do đó phần nào cũng hạn chế đến hiệu quả tiếp nhận cơng nghệ.

- Vì lợi ích kinh tế trước mắt, các cơ sở, doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường, trốn tránh trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Vì vậy, cần phải có những giải pháp thực hiện đồng bộ để hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)