Số lượng bè nuôi cá qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang (Trang 37)

Năm SL bè 2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số bè nuôi 3.086 3.504 3.058 2.810 2.591 2.294 2.121 Bè nuôi cá tra, basa 1.900 1.584 656 247 126 172 120 Bè nuôi hỗn hợp hoặc cá khác 1.186 1.920 2.402 2.563 2.465 2.122 2.001

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Bè nuôi cá tra, basa Bè nuôi hỗn hợp và cá khác Số lượng bè (cái)

Hình 2.1: Biểu đồ số lượng bè ni cá tra/basa và cá khác qua các năm

Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng nuôi và giá trị kim ngạch xuất khẩu

thủy sản qua các năm

Năm

Diện tích ƣơng,

ni (ha) Sản lƣợng nuôi (tấn) Kim ngạch XK (1.000 USD)

2000 1.252,21 80.156 23.964 2004 1.896,35 154.675 128.700 2005 1.835,81 180.809 122.323 2006 1.909,00 181.952 224.400 2007 3.038,27 263.914 332.105 2008 2.777,20 315.447 423.400 2009 2.506,00 286.875 340.000

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Diện tích (ha)

Hình 2.2: Biểu đồ diện tích ương, nuôi thủy sản qua các năm

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Sản lượng (tấn)

Hình 2.3: Biểu đồ sản lượng thủy sản nuôi qua các năm

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Kim ngạch xuất khẩu (ngàn USD)

Qua bảng 2.3, hình 2.2, 2.3 và 2.4, ta thấy diện tích ương, ni; sản lượng thủy sản nuôi và giá trị xuất khẩu thủy sản tăng đột biến từ năm 2006 đến 2008. Năm 2009, diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm là do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và một số nước nhập khẩu EU đã đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật mới mà ta chưa đáp ứng được.

Theo thống kê của ngành Nơng nghiệp An Giang năm 2009, hiện nay có 76% diện tích ni thủy sản trong tỉnh được ni dưới hình thức thâm canh năng suất cao, 20,1% ni theo hình thức bán thâm canh và 3,9% là ni quảng canh. Trong đó cá tra và basa là đối tượng ni chính và chủ yếu là nuôi thâm canh trong ao, đăng quầng với mật độ cao để xuất khẩu.

Mặc dù cá tra và basa là đối tượng ni xuất khẩu chính của tỉnh, nhưng chủ trương của tỉnh là đa dạng hóa các giống lồi thủy sản ni để đáp ứng nhu cầu nội địa và giảm tỷ lệ rủi ro khi con cá tra và basa xuất khẩu không ổn định. Tuy nhiên, do hiện nay các doanh nghiệp chế biến chưa tìm kiếm được thị trường xuất khẩu mà chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Vì vậy mà sản lượng nuôi các đối tượng nuôi khác như tôm càng xanh, cá lóc, cá rơ đồng, cá rơ phi, cá sặc rằn, cá lăng nha, ếch Thái Lan, lươn vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp (chưa tới 18%).

Bảng 2.4: Cơ cấu sản lượng các loài thủy sản nuôi qua các năm

Đơn vị tính: %

Năm Tổng Tôm Cá tra Cá khác Thủy sản khác

2004 100 0,42 74,36 24,23 0,99

2008 100 0,41 85,99 13,47 0,13

2009 100 0,40 82,50 16,80 0,30

Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2008, 2009

Bảng 2.5: Giá trị và cơ cấu sản xuất trong ngành thủy sản theo giá thực

tế phân theo ngành hoạt động.

Năm Giá trị sản xuất Tổng số Nuôi trồng thủy sản Khai thác thủy sản Dịch vụ thủy sản 2004 Triệu đồng VN 2.329.128 1.929.917 329.267 69.944 Cơ cấu (%) 100 82,9 14,1 3,0 2008 Triệu đồng 6.049.234 5.237.071 485.363 326.800 Cơ cấu (%) 100 86,6 8,0 5,4

Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang năm 2008 (tr135)

Nuôi trồng thủy sản Khai thác thủy sản Dịch vụ thủy sản

Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành thủy sản năm 2004

Dịch vụ thủy sản Nuôi trồng thủy sản Khai thác thủy sản

Hình 2.6: Biều đồ cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành thủy sản năm 2008 Qua hình 2.5 và 2.6, ta thấy ni trồng thủy sản ngày càng đóng vai trị chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản, do nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt và chủ trương của tỉnh là hạn chế dần sản lượng khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, tăng sản lượng nuôi

trồng theo hướng thâm canh năng suất cao, trên cơ sở phát triển hợp lý diện tích mặt nước đi đơi với bảo vệ mơi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

Bảng 2.6: Giá trị sản xuất thủy sản trên 1 đơn vị diện tích qua các năm

(theo giá thực tế) Diện tích mặt nƣớc ni trồng thủy sản (ha) Giá trị SX thủy sản nuôi trồng theo giá thực tế (Triệu đồng) Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (Triệu đồng/ha) 2004 1.896,35 1.929.917,00 1.017,70 2005 1.835,81 2.058.238,00 1.121,20 2006 1.909,00 2.510.324,00 1.315,00 2007 3.038,27 3.685.379,00 1.213,00 2008 2.777,20 5.237.071,00 1.885,70 2009 2.506,00 5.032.700,00 2.008,30

Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2008 [tr 135] và 2009 [tr 46]

0 500 1000 1500 2000 2500 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GTSP trên ĐVDT

Hình 2.7: Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ni thủy sản qua các năm

Qua hình 2.7, ta thấy giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích ni thủy sản ngày càng tăng, năm 2004 đạt 1.017,7 triệu đồng/ha thì đến năm 2008 đạt 1.885,7 triệu đồng/ha và năm 2009 đạt 2.008,3 triệu đồng/ha. Sự gia tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích chủ yếu là do hình thức ni thâm canh với mật độ cao có xu hướng ngày càng gia tăng, phát huy hiệu quả

diện tích mặt nước trong NTTS (chủ lực là cá tra, basa) và đang trở thành một trong những ngành sản xuất chính.

2.2.2. Lĩnh vực chế biến biến thủy sản đơng lạnh

Có thể nói lĩnh vực ni trồng và chế biến thủy sản có quan hệ khăng khít và là động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, lĩnh vực chế biến phát triển sau nuôi trồng, nhưng nhờ chế biến mà giá trị sản phẩm được tăng lên, mực độ gia tăng giá trị sản phẩm ít hay nhiều lại phụ thuộc vào công nghệ chế biến.

Đến nay tồn tỉnh đã có 17 doanh nghiệp với 20 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, với tổng công suất trên 500.000 tấn ngun liệu/năm và hồn tồn có thể đảm bảo tiêu thụ hết cá nguyên liệu cho các cơ sở, nông dân NTTS trong tỉnh. Tuy nhiên, sự thu mua cá nguyên liệu lại phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ, vào những đợt thị trường nhập khẩu thủy sản thuận lợi, các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh trong tỉnh phải thu mua thêm nguyên liệu từ các tỉnh trong vùng ĐBSCL để chế biến xuất khẩu. Đến nay sản phẩm thủy sản của tỉnh đã xuất khẩu qua 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những thị trường xuất khẩu chính là EU, Nga, Ucraina và Mỹ.

Bảng 2.7: Sản lượng sản phẩm chế biến và kim ngạch xuất khẩu cá tra/basa

qua các năm Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Sản lượng sản phẩm chế biến XK (tấn) 44.000 54.982 95.400 125.710 190.300 150.000 Kim ngạch xuất khẩu (1.000USD) 128.700 122.323 224.400 332.105 423.400 340.000 Giá xuất khẩu

bình quân (USD/kg thành phẩm)

2,93 2,23 2,35 2,64 2,23 2,26

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Giá XK bình quân (USD/kg ) USD/kg Hình 2.8: Biểu đồ giá xuất khẩu bình quân (USD/kg)

Qua bảng 2.7 và hình 2.7, 2.8, ta thấy mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh ngày càng tăng, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích tăng, nhưng giá xuất khẩu bình qn khơng ổn định và có xu hướng giảm. Trong khi đó, giá thức ăn cho cá và áp lực về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu ngày càng cao, địi hỏi người ni và nhà chế biến phải không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà nhập khẩu. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận ở cả người ni và doanh nghiệp chế biến có xu hướng ngày càng giảm.

2.3. Thực trạng chuyển giao công nghệ trong ngành Thủy sản từ năm 2004 – 2008 2004 – 2008

Vì thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nguồn kim ngạch xuất khẩu chính của tỉnh (ln chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh) nên việc đổi mới, chuyển giao công nghệ trong ngành Thủy sản luôn được Tỉnh quan tâm bằng những chính sách khuyến khích và hỗ trợ.

2.3.1: Lĩnh vực ni trồng thủy sản

Đối với lĩnh vực NTTS, người nhận chuyển giao công nghệ đa số là bà con nông dân, họ khơng thể có kinh phí để nhận chuyển giao nhỏ lẻ từng hộ nuôi mà chủ yếu được nhận hỗ trợ chuyển giao từ các dự án sử dụng kinh phí

của Nhà nước; kế hoạch hoạt động hàng năm của hệ thống khuyến ngư; từ các Chương trình phát triển nông thôn, miền núi hoặc từ các dự án của các tổ chức nước ngồi tài trợ. Chỉ có một số rất ít cơ sở, doanh nghiệp nuôi và sản xuất giống thủy sản có kinh phí nhận hợp đồng chuyển giao cơng nghệ.

Trong những năm qua, tỉnh An Giang có nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham gia các hoạt động chuyển giao công nghệ (Sau đây gọi là kênh chuyển giao công nghệ) vào lĩnh vực NTTS. Tuy nhiên, cách thức tổ chức tiến hành và nguồn kinh phí phục vụ cho chuyển giao cơng nghệ ở mỗi kênh rất khác nhau, do đó hiệu quả tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các tổ chức, cá nhân cũng rất khác nhau.

Các kênh chuyển giao công nghệ

- Kênh chuyển giao công nghệ theo kế hoạch hoạt động hàng năm của hệ thống Khuyến ngƣ

Hiện nay, hệ thống Khuyến ngư ở Tỉnh đã tương đối hoàn thiện, được phân bổ về tới tận tuyến xã (gọi là kỹ thuật viên, đa phần có trình độ trung cấp). Hàng năm, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh có các kế hoạch sử dụng ngân sách Nhà nước tập huấn cho các cơ sở, nông dân NTTS nhằm giúp họ nắm bắt những quy trình, kỹ thuật nuôi mới, đối tượng nuôi mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa đối tượng ni. Đây là kênh chuyển giao cơng nghệ chính và quan trọng nhất hiện nay, vì hoạt động chuyển giao ở kênh này là hoạt động thường xuyên và rộng khắp, giúp nông dân tiếp cận được với những tiến bộ của khoa học và cơng nghệ và ứng dụng nó vào sản xuất.

- Kênh chuyển giao công nghệ do hệ thống nghiên cứu và triển khai của các Viện, Trường. Ở kênh chuyển giao này thường là chuyển giao các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án do các Viện, Trường nghiên cứu thành công và trực tiếp chuyển giao lại cho địa phương hoặc do địa phương đặt hàng nhận chuyển giao. Đối với những công nghệ mới thành công ở khu

ngân sách Nhà nước cho Trung tâm Khuyến ngư và Sản xuất giống Thủy sản An Giang ký hợp đồng nhận chuyển giao từ các Viện, Trường. Sau đó, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu hồn thiện quy trình và làm chủ được cơng nghệ, Trung tâm sẽ chuyển giao lại cho các cơ sở, doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh có nhu cầu nhận chuyển giao, hoặc tập huấn chuyển giao lại cho các cơ sở, nông dân NTTS theo kế hoạch hoạt động hàng năm của Trung tâm Khuyến ngư hoặc theo Chương trình xã hội hóa sản xuất giống của tỉnh

Đây là kênh chuyển giao có nhiều tác động đến sản xuất, vì qua kênh chuyển giao này, có nhiều cơng nghệ mới ưu điểm hơn, nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế được đưa vào sản xuất nhằm đa dạng hóa giống lồi ni thủy sản, hạn chế rủi ro khi thị trường xuất khẩu cá tra, basa không ổn định, phát huy thị trường tiêu thụ trong nước, tăng thu nhập cho người nuôi.

- Kênh chuyển giao công nghệ từ các Chƣơng trình phát triển nơng thơn, miền núi và xã hội hóa

Ở kênh chuyển giao này, cơng nghệ thường do Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia lựa chọn đưa xuống chuyển giao thông qua các dự án và thường kết hợp với Trung tâm Khuyến ngư, Trung tâm nghiên cứu và Sản xuất giống Thủy sản của Tỉnh để đào tạo nhân lực và thực hiện chuyển giao cho nông dân. Hoặc do Bộ Khoa học và Cơng nghệ cấp kinh phí cho Tỉnh lựa chọn cơng nghệ, mơ hình để đăng ký dự tuyển dự án chuyển giao cho nơng dân.

Mục đích của các dự án này là đưa công nghệ về cho nơng dân giúp xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông thôn.

Hầu hết các dự án thuộc các Chương trình phát triển nơng thơn, miền núi và xã hội hóa đều chú trọng đến nội dung đào tạo về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khuyến ngư địa phương và bà con nông dân nên đã góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao dân trí, trình độ chun mơn và năng lực chỉ đạo sản xuất cho cán bộ quản lý và cán bộ khuyến ngư của tỉnh, nhất là ở tuyến huyện và xã.

- Kênh chuyển giao công nghệ từ các dự án của các tổ chức nƣớc ngoài tài trợ

Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án của các tổ chức nước ngồi tài trợ. Ở kênh chuyển giao này có một số dự án do các tổ chức nước ngoài trực tiếp đào tạo, chuyển giao công nghệ cho một số cán bộ thuộc cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn của Tỉnh, giúp Tỉnh xây dựng tiêu chuẩn và đào tạo nguồn nhân lực về kỹ thuật NTTS theo những tiêu chuẩn phù hợp với quốc tế như dự án “nuôi cá tra sinh thái”, dự án “xây dựng tiêu chuẩn và đào tạo giảng viên, kỹ thuật viên về nuôi cá tra, basa theo tiêu chuẩn Global GAP” do tổ chức GTZ tài trợ.

Hoặc hỗ trợ kinh phí cho Tỉnh thực hiện dự án chuyển giao công nghệ mà đối tượng hưởng lợi do họ lựa chọn như dự án đào tạo nghề cho nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo được tiếp cận với các tiến bộ về khoa học và công nghệ và ứng dụng nó vào sản xuất ở quy mơ nhỏ phù hợp với điều kiện của họ như dự án Suda do Chính phủ Đan Mạch tài trợ.

- Kênh chuyển giao công nghệ do các doanh nghiệp thực hiện

Các doanh nghiệp chế biến thức ăn, thuốc, hóa chất sử dụng trong NTTS cũng tham gia chuyển giao công nghệ miễn phí cho nơng dân qua hình thức quảng bá, hướng dẫn bà con liều lượng, cách thức sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất trong NTTS. Tuy nhiên, hiện nay kênh chuyển giao này cũng chưa phát huy hiệu quả nhiều.

- Kênh chuyển giao do tự học hỏi lẫn nhau và phổ biến công nghệ của nông dân

Kênh chuyển giao này cũng có tác động rất lớn đến sản xuất sau kênh khuyến ngư. Vì có nhiều mơ hình sản xuất hiệu quả, bà con đã tự tìm đến và học hỏi kinh nghiệm của nhau để về làm theo mà không cần phải qua đào tạo, tổ chức tập huấn của cán bộ khuyến ngư hoặc các tổ chức chuyển giao công nghệ khác. Tuy nhiên, ở kênh chuyển giao này cũng có những

những kiến thức lý thuyết cơ bản nên khi sự cố xảy ra họ chỉ biết xử lý theo cách hướng dẫn của những người làm trước mà không biết lý giải nguyên nhân gây ra và tại sao lại phải xử lý như vậy cũng như những biện pháp phịng ngừa cần thiết. Do đó, vấn đề xử lý nguồn nước ơ nhiễm, phịng ngừa dịch bệnh …sẽ rất bị hạn chế, và điều quan trọng là dễ phát sinh phong trào nuôi ồ ạt một cách tự phát không theo quy hoạch, khi sản lượng ni nhiều mà thị trường chưa có hoặc khơng ổn định sẽ có những tác động rất tiêu cực, gây thiệt hại cho chính người ni.

Các hình thức chuyển giao cơng nghệ - Cầm tay chỉ việc

Đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ do cơ sở, doanh nghiệp đầu tư kinh phí để nhận chuyển giao. Ở hình thức chuyển giao này, bên chuyển giao công nghệ sẽ tập huấn lý thuyết và xuống cơ sở thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)