Tác động đến phát triển bền vững ngành Thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang (Trang 75 - 77)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH, CƠNG NGHỆ

1. 5 2 Chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thủy sản

3.1. 2 Tác động đến môi trường

3.1.3. Tác động đến phát triển bền vững ngành Thủy sản

Tác động tích cực: Có thể nói các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ trong ngành thủy sản của Trung ương và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tỉnh thực hiện các kế hoạch, Chương trình/dự án phát triển thủy sản trong từng giai đoạn, đặc biệt là dự án “Đạo tạo nguồn nhân lực và xây dựng vùng nuôi thủy sản an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế SQF, Global Gap… ” đã có tác động tích cực đến phát triển của ngành thủy sản tỉnh nhà, đưa ngành thủy sản của tỉnh không chỉ phát triển về số lượng mà chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

- Chuyển giao công nghệ và thực hiện Chương trình xã hội hóa sản xuất giống cá tra/basa đã đáp ứng nhu cầu con giống cho ngư dân trong và ngoài tỉnh, hạn chế việc khai thác quá mức nguồn giống ngồi tự nhiên.

- Khơi phục và phát triển một số lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên như cá lăng nha.

- Phát huy lợi thế về diện tích mặt nước để đa dạng hóa giống lồi ni và loại hình ni, giảm áp lực lên con cá tra khi thị trường xuất khẩu luôn biến động. Đồng thời tạo ra nhiều mơ hình ni mới (như ni cá lóc trong vèo, ni lươn trong bể lót bạt …) mang lại lợi ích kinh tế và phù hợp với điều kiện của nhiều hộ ni, nhất là những hộ nghèo, ít đất, ít vốn, khơng có việc làm ổn định có cơ hội tiếp cận với những quy trình kỹ thuật ni mới để làm ăn và vươn lên thoát nghèo.

Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực như đã phân tích ở trên, thì thực hiện chính sách cũng làm phát sinh những tác động tiêu cực như: thực hiện xã hội hóa sản xuất giống cá tra chưa đi đơi với các giải pháp quản lý hiệu quả, vì vậy đã dẫn đến hệ quả phong trào ương nuôi cá tra phát triển tự phát quá nhanh (nhất là từ năm 2006 – 2008), chất lượng con giống không đảm bảo dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao trong q trình ương ni, mơi trường bị ơ nhiễm và phát sinh dịch bệnh gây thiệt hại cho chính người ni và cho xã hội. Mặt khác, khi cá bị bệnh, một số hộ nuôi đã không thực hiện theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn mà tự động sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh và hóa chất để trị bệnh cho cá và xử lý môi trường một cách tùy tiện, đã làm cho chất lượng cá xuất khẩu không ổn định, tồn dư kháng sinh trong thịt cá quá giới hạn cho phép, nhiễm hóa chất, kháng sinh bị cấm … mà thực tế trong các năm qua đã có nhiều lơ hàng cá tra fillet bị nhà nhập khẩu cảnh báo và trả về gây tổn thất cho doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến thương hiệu con cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngoài ra, việc phát triển ồ ạt một cách tự phát còn gây ra những đợt khủng khoảng nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu đan xen nhau làm cho một số hộ chỉ trong thời gian ngắn đã trở thành tỷ phú và cũng khơng ít hộ rơi vào cảnh nợ nần, cùng quẩn khơng lối thốt.

Cùng với những chính sách ưu đãi về thuế, khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản, nhập khẩu thiết bị công nghệ chế biến hiện đại để gia tăng giá trị sản xuất và thúc đẩy nghể nuôi thủy sản phát triển. Song, chưa có giải pháp quản lý đồng bộ về thực thi giữa ưu đãi với chế tài. Do đó, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh đều không đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải cùng với các thiết bị công nghệ chế biến để cùng vận hành khi doanh nghiệp đi vào sản xuất. Vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp vì mục đích kinh tế, ln tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất, kể cả vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp xuống sông trong một thời gian dài rồi mới đầu tư hệ thống xử lý nước thải,

đã góp phần lớn làm ơ nhiễm nguồn nước sông, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật sống trong nước và đến sức khỏe của các hộ dân sống lân cận.

Để có những giải pháp đúng đắn hạn chế các tác động tiêu cực, kém hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chuyển giao cơng nghệ trong ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến việc chuyển giao công nghệ kém hiệu quả, làm phát sinh những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)