IV Tốc độ tăng của mức trích khấu hao 3,36 1,
b. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định
Để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định thì Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Thứ nhất, Công ty phải theo dõi sát sao tình hình sử dụng tài sản (ví dụ như tăng số lần kiểm kê tài sản cố định trong năm, kiểm tra đột xuất,…) để nắm rõ hiện trạng của từng tài sản nhằm giải quyết kịp thời các sự cố kéo dài tuổi thọ của tài sản.
- Thứ hai, Công ty cần phải phân cấp quản lý tài sản cố định đối với từng bộ phận như quản lý tài sản cố định tại bộ phận văn phòng, bộ phận bán hàng, bộ phận kho vận,…và sử dụng các biện pháp để khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản, giữ gìn máy móc thiết bị.
- Thứ ba, Công ty cũng nên lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định định kỳ nhằm kéo dài thời gian sử dụng của tài sản cố định.
- Thứ tư, Công ty cũng nên tính toán đến các yếu tố hao mòn vô hình của tài sản cố định để thay đổi phương pháp trích khấu hao hàng năm. Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đều theo quyết định 206 của Bộ Tài Chính. Và theo như phân tích ở các phần trên đây thì tỷ lệ khấu hao trung bình một năm của Công ty khoảng 10%. Trong khi đó, tài sản cố định của Công ty lại chủ yếu là các loại xe ô tô, hệ thống máy tính, máy in, scan - loại tài sản có hao mòn vô hình lớn. Thêm vào đó hàng năm Công ty đều kinh doanh có lãi nên nếu Công ty áp dụng phương pháp khấu hao nhanh thì một mặt sẽ giúp Công ty nhanh thu hồi vốn cố định để đầu tư mua sắm tài sản mới, hiện đại hơn. Mặt khác chi phí khấu hao tăng lên do trích khấu hao nhanh chính là lá chắn thuế thu nhập doanh nghiệp cho Công ty, làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hàng năm, tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.1.2 Giải pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độnga. Tăng cường quản lý tồn kho a. Tăng cường quản lý tồn kho
Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại hàng hóa dự trữ, tồn kho là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động
bình thường của doanh nghiệp. Hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh , sản phẩm dở dang, thành phẩm và công cụ dụng cụ trong kho. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại như Công ty SOHACO thì hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm. Hàng tồn kho giữ vai trò quan trọng trong việc làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và bình thường. Hơn thế, hàng tồn kho lại là một bộ phận của vốn lưu động nên việc quản lý hàng tồn kho như thế nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trên thực tế, nếu doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho quá lớn sẽ tốn kém chi phí, gây ứ đọng vốn còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm quá trình kinh doanh có thể bị gián đoạn gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh. Chúng ta có thể thấy giá trị hàng tồn kho của Công ty SOHACO qua các năm 2006, 2007, 2008 là tương đối cao, vòng quay dự trữ hàng tồn kho giảm dần qua các năm chính tỏ công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty chưa thực sự tốt. Do vậy, trong thời gian tới để quản lý việc dự trữ và sử dụng vật tư, hàng hóa được tốt hơn, Công ty cần áp dụng các biện pháp sau:
- Thứ nhất, định kỳ kiểm kê, xác định lượng vật tư, hàng hóa tồn kho.Trên cơ sở đối chiếu với tình hình nhập, xuất, tồn vật tư hàng hóa Công ty phải xác định được mức dự trữ cần thiết cho kỳ tiếp theo, tránh tình trạng dự trữ vượt mức gây ứ đọng lãng phí vốn hoặc dự trữ thiếu hàng làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
- Thứ hai, rà soát lại các mặt hàng dược phẩm tồn kho, phân loại lại hàng hóa tồn kho. Cần đặc biệt lưu ý đến những loại dược phẩm hết hạn sử dụng, còn hạn ngắn hoặc những mặt hàng Công ty tiêu thụ chậm để lập kế hoạch xử lý. Đối với những loại dược phẩm hết hạn sử dụng Công ty cần lập kế hoạch và xin phép các cơ quan chức năng để hủy và hạch toán vào chi phí trong kỳ. Đối với các mặt hàng còn hạn sử dụng ngắn Công ty lập kế hoạch ưu tiên tiêu thụ trước để kịp thu hồi vốn, tránh tình trạng để hàng quá hạn sử dụng làm tăng chi phí của Công ty. Còn đối với các mặt hàng có doanh số thấp, tiêu thụ chậm Công ty cũng cần tìm hiểu nguyên
nhân để từ đó đưa ra quyết định có nên tiếp tục phân phối các sản phẩm hàng hóa đó hay không phân phối nữa.
- Thứ ba, Công ty phải tổ chức quản lý kinh doanh sao cho có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các phòng ban trong Công ty từ khâu lập kế hoạch kinh doanh, nhập hàng hóa, dự trữ hàng hóa đến khâu tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhằm tìm ra được mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cụ thể:
+ Phòng xuất nhập khẩu căn cứ vào hàng hóa còn tồn trong kho và kế hoạch bán hàng trong kỳ chịu trách nhiệm lập kế hoạch nhập hàng hóa gửi nhà cung cấp để đặt hàng.
+ Phòng kế toán tài chính chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính, tìm nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động nhập hàng hóa.
+ Phòng kinh doanh - tiếp thị có nhiệm vụ đẩy mạnh công tác bán hàng nhằm đạt được kế hoạch về bán hàng đề ra làm giảm tồn kho hàng hóa.
- Thứ tư, Công ty nên xây dựng cơ chế thưởng phạt kịp thời nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc quản lý hàng hóa tồn kho của Công ty.