GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY SOHACO

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 66 - 69)

IV Tốc độ tăng của mức trích khấu hao 3,36 1,

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY SOHACO

Ở CÔNG TY SOHACO

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SOHACO3.1.1 Mục tiêu tổng quát 3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của Công ty trong giai đoạn từ năm 2009-2013 như sau: - Tăng trưởng doanh thu sản xuất kinh doanh đạt bình quân 30%/năm, đến năm 2011 đạt trên 500 tỷ.

- Tiếp tục mở rộng và phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc. - Liên tục tìm kiếm các loại dược phẩm có uy tín, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người dân Việt Nam để nhập khẩu và phân phối

- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm tại khu công nghiệp Bắc Phú Cát (2010-2013)

- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả để phục vụ cho hoạt động đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh

- Tăng vốn điều lệ lên thành 40 tỷ đồng năm 2009

- Tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

- Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Dự kiến thu nhập bình quân người lao động tăng 20%/năm.

3.1.2 Mục tiêu cụ thể

Về thị trường

- Củng cố và giữ vững hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại Miền Bắc và Miền Trung. Mở rộng kênh phân phối tại thị trường Miền Nam nhằm đạt được kế hoạch tăng trưởng về doanh thu đạt 30%/năm.

- Chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu, xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng hợp lý.

Chiến lược sản phẩm

- Duy trì và đẩy mạnh bán các loại dịch truyền, thuốc kháng sinh nhập khẩu từ Đài Loan đã được tiêu thụ mạnh trên thị trường vì chúng chính là nhóm sản phẩm xương sống của Công ty.

- Phân tích chi tiết cơ cấu doanh thu, chi phí nhằm tìm ra các sản phẩm có doanh thu cao, lợi nhuận cao để tập trung đầu tư phân phối mạnh các sản phẩm đó trên thị trường đồng thời hạn chế phân phối các sản phẩm kém hiệu quả và tiến tới không phân phối các sản phẩm không mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty

- Xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm đông dược và tân dược tại khu công nghiệp Bắc Phú Cát nhằm chủ động cung cấp dược phẩm ra thị trường đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường ngành dược phẩm. Mục tiêu năm 2014 nhà máy sẽ đi vào hoạt động.

- Nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thuốc ho cho trẻ em, các loại thuốc kháng sinh của Đức. Tiếp tục tìm kiếm thêm các sản phẩm tiềm năng của Hàn Quốc để phân phối.

Quản lý chi phí

- Tổng hợp chi phí, phân tích và đánh giá lại các chương trình quảng cáo, khuyến mại phục vụ cho hoạt động xúc tiến bán hàng. Từ đó rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện và tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao

- Thực hành tiết kiệm chi phí quản lý như chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm,… nhằm nâng cao lợi nhuận kinh doanh

- Áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến, xây dựng và áp dụng hệ thống các quy trình làm việc nhằm tăng hiệu quả quản lý của ban lãnh đạo và tăng năng suất lao động của nhân viên. Khuyến khích, khen thưởng cán bộ nhân viên đóng góp ý tưởng và sáng kiến kỹ thuật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Về hoạt động đầu tư

- Công ty đã thuê 5 ha đất tại khu công nghiệp Bắc Phú Cát để chuẩn bị cho đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất dược phẩm

- Sau khi tăng vốn điều lệ lên đến 40 tỷ. Công ty có kế hoạch đầu tư thêm 5 tỷ vào Công ty liên kết tại Khu Công nghiệp Bình Dương - Hồ Chí Minh để mua thêm dây chuyền sản xuất thuốc tiêm

- Dành một phần vốn để đầu tư chứng khoán ngắn hạn theo kiểu “đầu tư lướt sóng”

Về vốn

- Dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 20 tỷ thành 40 tỷ vào năm 2009

- Tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng với chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của Công ty

3.1.3 Kế hoạch kinh doanh từ năm 2009-2013

Căn cứ vào chiến lược phát triển của Công ty, biểu 3.1 thể hiện một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến cho giai đoạn phát triển từ 2009 đến 2013

Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2009-2013

Đơn vị tính: triệu đồng St t Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Vốn chủ sở hữu 46000 46000 70000 100000 100000 2 Doanh thu 350000 455000 591,500 768,950 950,000

3 Lợi nhuận sau thuế 3540 4460 5680 7450 8950

4 Thu nhập bình quân(tr đ/người/th) 3 3.6 4.3 5.2 6.2 5

Doanh lợi vốn chủ sở hữu

(ROE)=(3)/(1) (%) 7.70 9.70 8.11 7.45 8.95

6 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu(%) 1.01 0.98 0.96 0.97 0.94

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, Công ty đã có kế hoạch tăng vốn chủ từ năm 2009 đến năm 2013 nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn sử dụng để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm. Bên cạnh nguồn vốn tự có Công ty vẫn chủ động tìm kiếm thêm các nguồn vốn vay khác để phục vụ cho dự án xây dựng này. Song song với hoạt động đầu tư đó Công ty vẫn chú trọng công tác bán hàng để thúc đẩy tăng trưởng doanh số qua các năm như kế hoạch đã đề ra. Dự kiến trong 5 năm tới Công ty vẫn kinh doanh có lãi và liên tục tăng thu nhập bình quân cho người lao động hàng năm.

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI SOHACO

Qua nghiên cứu, phân tích tình hình tổ chức, quản lý, sử dụng vốn tại Công ty SOHACO trong ba năm từ 2006 đến 2008. Tác giả nhận thấy bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Vì vậy, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tổ chức tốt hơn công tác quản lý, sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong thời gian tới.

3.2.1 Hệ giải pháp cơ bản

3.2.1.1 Giải pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w