Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan, bản than doanh nghiệp không có khả năng tự điều chỉnh nó mà phải có những biện pháp thích nghi và dựa vào môi trường đó để phát triển. Có khá nhiều nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến những nhân tố có tác động lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
• Môi trường pháp luật
Hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế phải tuân theo những quy định pháp luật do nhà nước ban hành, qua đó có tác dụng hướng hoạt động kinh tế của họ tuân theo ý muốn chủ quan của nhà nước. Tuy nhiên mục tiêu này không phải lúc nào cũng đạt được kết quả mong muốn bởi vì hệ thống luật pháp ở nhiều quốc gia còn chưa được kiện toàn. Chính vì vậy đã tạo ra các kẽ hở trong luật và bị các cá nhân, tổ chức lợi dụng để hoạt động kinh doanh bất hợp pháp hay dựa vào các điều luật còn chồng chéo, thiếu tính cụ thể nghiêm minh nên dẫn tới việc coi thường luật pháp trong hoạt động kinh tế mà hậu quả có thể là đơn phương phá ngang hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc chiếm dụng vốn mà không thanh toán gây thiệt hại về kinh tế cũng như hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp là nạn nhân. Vì thế, để chấm dứt được tình trạng này thì biện pháp tối ưu là phải khắc phục những mặt hạn chế trong hệ thống luật pháp, xử lý thật nghiêm minh những tội phạm kinh tế để làm gương răn đe, giáo dục. Có như vậy mới tạo được sự ổn định
trong hoạt động kinh tế và mục tiêu của nhà nước mới thực hiện được triệt để • Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước
Nhà nước điều tiết nền kinh tế thông qua những chính sách cơ bản là chính sách thuế, giá cả và lãi suất.
Chính sách thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà đơn vị đang áp dụng.
Chính sách giá cả thay đổi sẽ làm thay đổi giá thành sản phẩm cũng như giá bán của sản phẩm đó, vì thế sản lượng tiêu thụ, doanh thu bán hàng, … cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Chính sách về lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thu nhập tài chính của khoản tiền gửi ngân hàng, mức độ thuận lợi hay khó khăn của việc vay vốn, số lượng tiền được vay nhiều hay ít, và chi phí tài chính của đơn vị đi vay
Tóm lại khi các chính sách kinh tế kể trên thay đổi sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng thấp thì nhà nước có thể kích thích tăng trưởng bằng cách: hạ lãi suất cho vay, tiền gửi, giảm thuế nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào hoạt động kinh tế của đất nước. Nhờ đó mà nền kinh tế sẽ có mức tăng trưởng cao hơn. Với một chính sách nới lỏng như vậy nếu doanh nghiệp nào có những dự án đầu tư tốt, có tính khả thi cao mà số vốn cần thiết để thực hiện dự án chưa đủ thì có thể bổ sung bằng cách huy động số vốn còn thiếu thông qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Nhờ vậy, các doanh nghiệp sẽ hạn chế được những cơ hội kinh doanh tốt bị bỏ qua và có thời cơ kiếm lợi nhuận, tăng quy mô vốn, nâng cao hơn hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc về vốn của các tổ chức tài chính. Ngược lại trong thời kỳ nền kinh tế “nóng” thì giải pháp đối phó là hoàn toàn ngược lại. Với chính sách này sẽ hạn chế được những doanh nghiệp thành lập mới, đồng thời ảnh hưởng tới kế hoạch đầu tư phát triển của các doanh nghiệp đang hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn của từng doanh nghiệp. Vì thế trong bất kỳ hoàn cảnh nào các doanh
nghiệp luôn mong muốn có sự ổn định trong chính sách kinh tế của nhà nước. Trên cơ sở đó để thiết lập chiến lược kinh doanh phù hợp. Có như vậy mới tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư. Bởi vì chỉ một thay đổi nhỏ trong chính sách kinh tế sẽ có tác động lớn đến chỉ tiêu chi phí, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn.
• Nhân tố thị trường
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mọi hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp từ việc huy động vốn, sử dụng vốn mua sắm các yếu tố đầu vào đến việc bán sản phẩm thu hồi vốn đều diễn ra trên thị trường. Do vậy thị trường là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hóa, là nơi quyết định trả lời ba câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?. Việc đưa ra câu trả lời cho ba câu hỏi này ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào (các yếu tố sản xuất) và đầu ra (khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp). Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều chịu chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ thông qua sự vận động của giá cả. Đó là nơi cuối cùng kiểm tra chủng loại các hàng hóa, sản lượng và chất lượng sản phẩm, là trung tâm của toàn bộ các quá trình sản xuất. Hay nói một cách bao trùm nhất nó ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc đời của doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay suy vong của mỗi doanh nghiệp và sự tác động của nó tới hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện qua các điểm sau:
- Để sản xuất cần có các yếu tố sản xuất. Thị trường chính là nơi cung cấp các yếu tố đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường. Tuy nhiên nếu chi phí trả cho các yếu tố sản xuất đó cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, để bán. Thị trường là nơi tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp. Thông qua thị trường giá trị hàng hóa được thực hiện và các doanh nghiệp thu hồi được vốn. Do đó, khi hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ làm cho vốn lưu động không luân chuyển được, bị ứ đọng, không sinh
lời thì đó là một hiện trạng của sử dụng vốn không hiệu quả.
- Sự biến động của nền kinh tế cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sự biến động này kéo theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, thể hiện ở cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
Khi có sự biến động của các yếu tố đầu vào dẫn đến dự trữ lớn, ảnh hưởng tới chi phí sản xuất tức là ảnh hưởng tới giá bán của sản phẩm và khả năng tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là ảnh hưởng tới giá trị của đồng tiền vốn làm cho vốn chậm luân chuyển đồng thời cũng làm giảm tốc độ luân chuyển của hàng hóa.
Sự biến động của thị trường đầu ra (sự biến động của khâu tiêu thụ sản phẩm): như thay đổi nhu cầu của người tiêu dung, thu nhập cá nhân giảm,… dẫn đến hàng hóa không tiêu thụ được gây ứ đọng làm lãng phí vốn, tăng chi phí hàng tồn kho, từ đó tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Thị trường tài chính: các chính sách về tài trợ cho tài sản, khả năng phòng vệ ngăn ngừa rủi ro, giảm tài sản đầu tư song vẫn đảm bảo năng lực sản xuất của doanh nghiệp bằng các công cụ dẫn xuất phái sinh như: hoán đổi, tương lai, kỳ hạn, quyền chọn,…
• Nhân tố công nghệ: Sự thay đổi của công nghệ sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ sản phẩm, phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu,… Vì vậy với sự tiến bộ của công nghệ khoa học kỹ thuật hiện nay, nếu như doanh nghiệp không chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ hợp lý thì tất yếu sẽ dẫn đến tụt hậu, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường
• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm số chủng loại và khối lượng của các tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường khí hậu và vị trí địa lý. Những yếu tố này tác động tới sự hình thành, phát triển và tốc độ phát triển của mỗi doanh nghiệp và do đó tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bởi vì nó ảnh hưởng tới chi phí đầu tư và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
• Các nhân tố khác
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu tác động của rất nhiều nhân tố khách quan bắt nguồn từ môi trường bên ngoài. Các nhân tố khách
quan như thiên tai, hỏa hoản, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh,… đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của các nhân tố này khi chúng xảy ra là rất lớn. Nhiều khi chúng có thể phá hoại cả một nền kinh tế chứ không riêng gì một doanh nghiệp.
Xác suất xảy ra rủi ro bởi các nhân tố khách quan là rất thấp nhưng không phải là không thể xảy ra. Đặc biệt việc dự đoán tác động của chúng đối với doanh nghiệp là rất khó vì vậy chỉ có thể phòng ngừa nhằm giảm tác hại khi chúng xảy ra. Để có thể hạn chế rủi ro của tác nhân này doanh nghiệp cần phải chú ý tới các biện pháp phòng ngừa rủi ro đồng thời trích lập các quỹ dự phòng rủi ro để có thể hạn chế tổn thất cũng như có thể duy trì được kinh doanh khi rủi ro xảy ra.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đánh giá xem xét mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố trên kể cả nhân tố chủ quan cũng như nhân tố khách quan để tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong cơ cấu quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực mà các nhân tố tạo nên, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2