Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 63 - 66)

IV Tốc độ tăng của mức trích khấu hao 3,36 1,

b. Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất, do sự biến động của nguyên vật liệu trên thế giới, đặc biệt là giá dầu thô, nhiên liệu trên thế giới tăng cao dẫn đến giá cả các mặt hàng Công ty nhập khẩu từ nước ngoài tăng mạnh. Điều này ảnh hưởng làm tăng giá mua hàng và làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Thứ hai, do biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng làm tăng giá vốn và giảm lợi nhuận của Công ty. Như đã nói ở trên, Công ty SOHACO nhập khẩu phần lớn các loại dược phẩm và thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài bằng đồng đô la Mỹ. Năm 2008, tỷ giá hối đoái ở Việt Nam biến động mạnh, có thời điểm Công ty đã phải sử dụng đến 21.000 đồng để mua 1 đô la Mỹ. Việc tỷ giá tăng cao làm tăng giá vốn hàng bán trong khi Công ty vẫn đảm bảo doanh số bán ra và giữ khách hàng nên không tăng được giá bán ngay làm cho lợi nhuận bị giảm. Đồng thời tác động làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

- Thứ ba, do Nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ chặt thông qua việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Do đó, các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các tổ chức, cá nhân. Năm 2008, có thời điểm Công ty phải trả lãi vay ngân hàng lên đến 21%/năm. Mức lãi suất vay vốn quá cao như vậy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đồng thời làm tăng chi phí tài chính và làm giảm lợi nhuận của Công ty.

- Thứ tư, do chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước chưa hợp lý. Hiện nay ngành dược phẩm ở Việt Nam là một trong số các ngành được Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện để phát triển. Chính vì vậy phần lớn các mặt hàng thuốc nhập khẩu hiện nay đều có thuế suất thuế nhập khẩu là 0%. Tuy nhiên, hiện nay có một số mặt hàng mà Công ty đang nhập khẩu vẫn chịu thuế suất 5%. Điều này cũng ảnh hưởng đến chi phí nhập hàng và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.

- Thứ năm, do hệ thống thông tin của ngành hải quan và kho bạc chưa hoàn thiện ảnh hưởng tới việc thông quan và nhận hàng của Công ty. Do sự nhầm lẫn về thông tin giữa hải quan và kho bạc nên có một số lần Công ty đã chuyển nộp hết tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu song bên hải quan vẫn ghi nợ số thuế đó và không giải quyết cho Công ty lấy hàng về. Công ty đã phải mất nhiều thời gian để tập hợp chứng từ và giải trình chứng minh là đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước đúng hạn. Sau đó mới được làm thủ tục nhận hàng. Việc nhận

hàng muộn không những làm tăng chi phí lưu kho mà còn ảnh hưởng rất lớn tới công tác bán hàng của Công ty.

- Thứ sáu, do quy định và thẩm quyền giải quyết của Cục quản lý dược nên việc Công ty tăng giá bán cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm muốn tăng giá bán phải kê khai giá với Cục dược và phải được Cục dược đồng ý thì mới được tăng giá nên việc tăng giá bán của Công ty thường chậm.

- Thứ bảy, do Công ty gặp khó khăn trong việc xin giấy phép lưu hành sản phẩm từ Cục quản lý dược. Đối với các sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người, các Công ty kinh doanh dược phẩm phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm (gọi là VISA) thì mới được kinh doanh. Thường thì các doanh nghiệp phải chờ đợi và theo dõi rất lâu so với quy định mới xin được giấy phép này làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của Công ty.

- Một số nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty như: mất hàng, hỏng hàng, hàng về chậm,… do khoảng cách về địa lý rất xa từ nước sản xuất hàng về tới kho của Công ty.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w