Về cơ cấu tổng vốn của SOHACO

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 59 - 60)

IV Tốc độ tăng của mức trích khấu hao 3,36 1,

a. Về cơ cấu tổng vốn của SOHACO

- Nợ phải trả liên tục tăng qua các năm, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn luôn cao hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn trong cả 3 năm. Điều này chứng tỏ khả năng chủ động và độc lập về tài chính của Công ty ngày càng giảm, rủi ro sử dụng vốn tăng.

- Công ty xây dựng và sử dụng cơ cấu vốn chưa hợp lý gây lãng phí chi phí sử dụng vốn. Cụ thể:

Năm 2006, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là 15.424 triệu đồng trong khi đó chỉ tài trợ cho tài sản dài hạn là 5.623 triệu đồng. Phần còn lại của vốn chủ sở hữu là 9.801 triệu đồng Công ty đã sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Năm 2008, vốn chủ sở hữu là 26.304 triệu đồng tài trợ cho tài sản dài hạn là 23.670 triệu đồng. Phần còn lại là 2.634 triệu đồng Công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Như vậy việc Công ty sử dụng nguồn dài hạn (nguồn thường xuyên) để tài trợ cho tài sản ngắn hạn đã làm tăng chi phí sử dụng vốn bởi vì nguồn dài hạn (nguồn thường xuyên) thường có chi phí sử dụng vốn cao hơn nguồn ngắn hạn (nguồn tạm thời).Thông thường các doanh nghiệp hay sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Việc Công ty sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn gây lãng phí chi phí sử dụng vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Năm 2007 thì ngược lại với năm 2006 và 2008. Vì vốn chủ sở hữu năm 2007 là 22.473 triệu đồng trong khi Công ty đã đầu tư dài hạn lên đến 24.074 triệu đồng. Như vậy nguồn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn là 1.601 triệu đồng. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty và gây rủi ro cho tình hình tài chính của Công ty.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 59 - 60)