Vòng quay hàng tồn kho

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 55 - 59)

IV Tốc độ tăng của mức trích khấu hao 3,36 1,

7 Vòng quay hàng tồn kho

=(2)/(5) vòng 21,44 8,66 8,32 8 Vòng quay khoản phải thu

=(1)/(6) vòng 12,64 6,81 6,60 9 Doanh thu bình quân 1 ngày

=(1)/360 triệu đ 190 237 302 10 Kỳ thu tiền bình quân

(ngày) =(6)/(9) ngày 28 53 55 11 Vòng quay vốn lưu động =(1)/(4) vòng 4,32 2,49 2,38 12 Kỳ luân chuyển vốn Lưu động =(360)/(11) ngày 83 145 151 13 Hiệu quả sử dụng vốn Lưu động =(3)/(4) 0,09 0,09 0,06 14 Mức đảm nhiệm của vốn Lưu động =(4)/(1) 0,23 0,40 0,42

(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2006-2008- Công ty SOHACO)

Ở bảng số liệu 2.6 cho thấy các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao qua các năm. Năm 2006, Công ty mới thành lập nên dự trữ hàng tồn kho còn ít khoảng 2.789 triệu đồng. Năm 2007, Công ty đầu tư mở rộng kênh phân phối nên doanh thu tăng khá cao, doanh thu tăng 25% so với năm 2006. Dự trữ hàng tồn kho cũng tăng cao, tăng 194% so với năm 2006 và đến năm 2008 tốc độ tăng của hàng tồn kho giảm xuống, chỉ tăng 43% so với năm 2007. Vì hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu nên thường Công ty có kế hoạch đặt hàng và dự trữ hàng cho ít nhất một tháng tiêu thụ.

Vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2006, vòng quay hàng tồn kho là 21,44 vòng, năm 2007 giảm xuống còn 8,66 vòng, năm 2008 giảm xuống còn 8,32 vòng.

Hàng tồn kho tăng lên qua các năm, vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm đã làm đọng vốn lưu động của doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm chính tỏ khả năng luân chuyển hàng tồn kho ngày càng chậm hơn.

Các khoản phải thu phát sinh do Công ty bán hàng hóa nhưng chưa thu được tiền. Đây là vốn của doanh nghiệp nhưng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Năm 2007, doanh thu tăng 25% nhưng khoản phải thu khách hàng tăng lên 132% chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều. Điều này phản ánh chính sách nới lỏng tín dụng thương mại của Công ty trong giai đoạn Công ty chú trọng tới việc mở rộng và phát triển thị phần. Sang năm 2008, tốc độ tăng trưởng của doanh thu là 27% trong khi đó khoản phải thu vẫn tăng 31%. Tuy nhiên tốc độ tăng của khoản phải thu năm 2008 vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của khoản phải thu này ở năm 2007. Chứng tỏ năm 2008 Công ty đã bắt đầu thắt chặt chính sách tín dụng thương mại sau khi đã nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu đạt kế hoạch đề ra. Giá trị các khoản phải thu lần lượt tăng qua các năm từ 5.410 triệu đồng năm 2006, tăng lên đến 12.525 triệu đồng năm 2007 và tăng lên đến 16.460 triệu đồng năm 2008 làm cho vòng quay khoản phải thu giảm qua các năm (12,64 vòng; 6,81 vòng; 6,6 vòng). Và do đó, kỳ thu tiền bình quân của Công ty cũng tăng lên từ 28 ngày năm 2006 lên 53 ngày năm 2007 và 55 ngày năm 2008.

Bảng số liệu 2.6 cho ta thấy vốn lưu động của Công ty tăng liên tục qua các năm cả về giá trị tuyệt đối và tương đối trong khi đó vòng quay vốn lưu động của Công ty giảm dần. Năm 2006 vòng quay vốn lưu động là 4,32 vòng, năm 2007 giảm xuống còn 2,49 vòng và năm 2008 giảm xuống còn 2,38 vòng. Khi tốc độ gia tăng của vốn lưu động lớn hơn tốc độ gia tăng của doanh thu sẽ làm cho vòng quay vốn

lưu động giảm (hay kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng) và ngược lại nếu tốc độ gia tăng của vốn lưu động nhỏ hơn tốc độ gia tăng của doanh thu sẽ làm cho vòng quay vốn lưu động tăng (hay kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm). Điều này thể hiện cụ thể: năm 2006 vòng quay vốn lưu động là 4,32 vòng (tương đương kỳ luân chuyển vốn lưu động chỉ là 83 ngày), năm 2007 vòng quay vốn lưu động thấp hơn năm 2006, đạt 2,49 vòng (tương đương với kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng lên đến 145 ngày), năm 2008 giảm xuống còn 2,38 vòng (tương đương với kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng lên đến 151 ngày).

Với vòng quay vốn lưu động chậm cộng với kỳ luân chuyển vốn lưu động lâu đã tác động làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty thấp. Điều này càng thể hiện rõ hơn qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty qua các năm 2006, 2007, 2008. Nhìn vào bảng số liệu 2.6 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2006, 2007 là 0,09 (tức là một đồng vốn lưu động Công ty sử dụng vào kỳ kinh doanh thì tạo ra được 0,09 đồng lợi nhuận). Đến năm 2008 một đồng vốn lưu động bỏ ra chỉ đem lại được 0,06 đồng lợi nhuận. Như vậy, hệ số sinh lời của vốn lưu động của Công ty thấp và giảm dần. Điều đó cho thấy Công ty chưa thực sự sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả. Công ty cần phải tìm các giải pháp để khắc phục tình trạng này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong thời gian tới.

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI SOHACO

Qua việc phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty SOHACO, ta có thể rút ra một số đánh giá về những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế của Công ty trong thời gian qua.

2.3.1 Những kết quả đạt được

Công ty Cổ phần SOHACO mặc dù mới được thành lập trong thời gian chưa dài song hoạt động sản xuất kinh doanh đã liên tục phát triển và đạt được nhứng kết quả đáng kể. Tuy là Công ty Cổ phần ngoài quốc doanh, song cho đến nay Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành kinh doanh dược phẩm ở Việt Nam. Hiện nay, Công ty đã thiết lập được một hệ thống kênh phân phối trên phạm vi toàn quốc, doanh số không ngừng tăng trưởng qua các năm từ 25%-30%. Lợi nhuận của

Công ty cũng ngày một tăng cao, thu nhập của người lao động tăng trung bình 20%/năm góp phần cải thiện đời sống vật chất cho người lao động. Đặc biệt tổ chức công đoàn tại Công ty phát triển mạnh, nhiều phong trào văn hóa, văn nghệ tập thể được phát động vào dịp lễ tết hàng năm. Công ty luôn là doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, hàng năm Công ty còn trích lập quỹ và xây dựng kế hoạch làm từ thiện như xây dựng nhà tình nghĩa tặng bà mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp vào quỹ nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ người nghèo,…. Ngoài ra, hàng năm công ty còn phát động phong trào hiến máu nhân đạo rộng khắp toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty. Bằng tất cả sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên Công ty SOHACO. Năm 2008, Công ty đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc. Điều này chứng tỏ sự phát triển và sự đóng góp của Công ty với cộng đồng xã hội đã được Nhà nước ghi nhận bằng phần thưởng cao quý này.

Có nhiều yếu tố tạo nên sự phát triển của Công ty trong đó có một yếu tố rất quan trọng góp phần quyết định vào sự phát triển đó là hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty SOHACO.

- Về cơ cấu vốn hiện tại của SOHACO

Công ty đã liên tục kinh doanh có lãi do vậy đã bảo toàn được vốn của chủ sở hữu đồng thời Công ty đã sử dụng uy tín và năng lực của mình làm tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua các năm đáp ứng được yêu cầu kinh doanh ngày càng phát triển của Công ty. Tỷ trọng của vốn lưu động trên tổng nguồn vốn của Công ty luôn chiếm trên 60% qua các năm và luôn cao hơn tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn. Điều này chứng tỏ Công ty đã chủ động và cân đối được cơ cấu vốn khá hợp lý. Bởi vì đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì trong một kỳ kinh doanh thường cần tỷ trọng vốn lưu động nhiều hơn vốn cố định. Việc Công ty xác định được cơ cấu vốn khá hợp lý sẽ giúp Công ty tránh được tình trạng lãng phí vốn, thiếu vốn,…. và trên khía cạnh nào đó Công ty đã tiết kiệm được chi phí do tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

- Về hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trong những năm qua Công ty đã chủ động đầu tư tài sản cố định trang bị cho kho bảo quản hàng hóa đạt tiêu chuẩn GSP của Bộ y tế nên giá trị tài sản cố định đã liên tục tăng qua các năm 2006 đến 2008.Việc đầu tư trang bị cho kho bảo quản hàng hóa đạt tiêu chuẩn GSP không những giúp Công ty có đủ điều kiện để được nhập khẩu trực tiếp (vì doanh nghiệp muốn nhập khẩu dược phẩm trực tiếp thì phải có kho bảo quản đạt tiêu chuẩn GSP) mà còn giúp Công ty bảo quản hàng hóa tốt làm tăng thêm chất lượng và uy tín của Công ty trong việc cung cấp hàng hóa ra thị trường.

- Về khả năng thanh toán

Mặc dù hệ số nợ cao (tỷ suất tự tài trợ thấp) song Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán hiện hành. Do đó, Công ty vẫn được các ngân hàng tín nhiệm và cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn hàng năm. Đây cũng chính là lý do khiến cho các khoản vay ngắn hạn của Công ty gia tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2006, vay ngắn hạn là 9.189 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,02% nợ phải trả thì năm 2007 tăng lên đến 16.340 triệu đồng chiếm 42,46% nợ phải trả sang đến năm 2008 con số này là 24.350 triệu đồng chiếm 47,06 nợ phải trả.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây, công tác quản lý sử dụng vốn tại Công ty SOHACO vẫn còn nhiều điểm hạn chế làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa cao. Cụ thể:

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w