Quá trình vận động của mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Đề Cương môn Triết Học thi văn bằng 2 công an (Trang 30 - 33)

- Hình thức là một phạm trù triết học để chỉ phương thức tồn tại và phát

2. Quá trình vận động của mâu thuẫn

- Mặt đối lập là một phạm trù của phép biện chứng dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng vận động biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ tác động qua lại với nhau, tạo thành mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn này tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, địi hỏi có nhau của các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề cho mình. Sự thống nhất của các mặt đối lập được thể hiện:

+ Hai mặt đối lập gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại trong sự vật không thể tách rời.

+ Giữa hai mặt đối lập tuy khác nhau, đối chọi nhau nhưng giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, đồng nhất với nhau. Vì vậy sự thống nhất giữa hai mặt đối lập còn bao hàm cả sự đồng nhất của các mặt đó. Chính nhờ vào những nhân tố giống nhau và đồng nhất với nhau của những mặt đối lập mà trong sự triển khai, sự vận động của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó các mặt đối lập có thể chuyển hóa cho nhau.

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập còn được biểu hiện ở sự tác động ngang nhau giữa chúng khi mà thế và lực mỗi mặt đối lập chưa đủ mạnh để chiếm thế áp đảo, chi phối và chuyển hóa sang mặt kia. Đây chính là trạng thái cân bằng giữa các mặt đối lập.

31

- Đấu tranh giữa các mặt đối lập: Là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

Đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, vào môi trường điều kiện mà trong đó diễn ra cuộc đấu tranh. Hình thức đó có thể là sự ảnh hưởng lẫn nhau, làm biến đổi nhau, sự cải tạo nhau, sự chế ước hoặc thúc đẩy nhau, ở sự chuyển hoá cho nhau hoặc ở sự thủ tiêu lẫn nhau. Vì vậy, khơng nên hiểu đơn giản đấu tranh chỉ còn là sự thủ tiêu lẫn nhau.

- Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

+ Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với trạng thái đứng im, ổn định tạm thời của sự vật; cịn sự đấu tranh có quan hệ gắn bó với trạng thái vận động, phát triển của sự vật. Do đó, sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, thống qua có điều kiện cịn đấu tranh giữa chúng mới là tuyệt đối, cũng như sự vận động phát triển là tuyết đối.

+ Thống nhất của các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn biện chứng trong sự vật làm cho sự vật đó có sự ổn định tương đối đó chính là điều kiện cho đấu tranh là môi trường, địa bàn thuận lợi để triển khai cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Như vậy thống nhất làm cho sự vật biểu hiện là nó phân biệt với các sự vật khác, còn đấu tranh làm cho sự vật dần dần biến đổi, chuyển hoá thành cái khác.

Bản thân các mặt đối lập đã chứa đựng trong nó những đặc điểm, những tính chất có khuynh hướng vận động trái chiều nhau. Do đó, sự cân bằng hay sự tác động ngang bằng nhau giữa chúng chỉ là tạm thời trong điều kiện, thời điểm nhất định. Khi hai mặt đó xung đột với nhau gay gắt mâu thuẫn giữa chúng trở nên căng thẳng thì nhất định đến lúc nào đó chúng sẽ chuyển hóa cho nhau. Kết quả là sự thống nhất cũ bị phá hủy, mâu thuẫn cũ được giải quyết, sự thống nhất mới được thiết lập cùng mâu thuẫn mới và cuộc đấu tranh giữa hai mặt đối lập lại tiếp tục diễn ra.

Tính tuyệt đối của cuộc đấu tranh gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển của thế giới vật chất.

Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự kết hợp giữa tính ổn định và tính thay đổi, kết hợp giữa tính ổn định và tình thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Vì vậy, triết học Mác - Lênin khẳng định: “Mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự

vận động, phát triển, là xung lực của sự sống.

Tóm lại: Thực chất của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối lập

32

tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

- Tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của vận động và phát triển.

- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phân biệt đúng vai trị, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định, những đặc điểm của mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết từng loại mâu thẫn.

- Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phố biến, là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, nên chúng ta cần phải biết phân tích các mặt đối lập của sự vật hiện tượng. Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét tồn diện các mặt đối lập, theo dõi quá trình triển khai của mâu thuẫn. Tìm hiểu tính phổ biến và tính riêng biệt của mâu thuẫn. Khơng được điều hịa mâu thuẫn. Chống quan điểm siêu hình khi nói về mâu thuẫn.

- Mỗi lĩnh vực giải quyết mâu thuẫn khác nhau. Khi giải quyết mâu thuẫn chỉ có đấu tranh của các mặt đối lập thì mới có thể giải quyềt được mâu thuẫn.

4. Liên hệ thực tiễn công tác của bản thân

- Trong quá trình học tập, rèn luyện… - Trong nhận thức…

- Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải chọn được những phương pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn chỉ có thể phát triển mới được thực hiện. Trong cuộc sống con người muốn có sự phát triển phải:

+ Tìm ra mâu thuẫn. Điều này rất khó vì mâu thuẫn là mối liên hệ. Thực tế có trường hợp tìm ra mâu thuẫn nhưng khơng dám tiếp cận mâu thuẫn, làm ngơ mâu thuẫn.

+ Tiếp cận với mâu thuẫn. Địi hỏi phải có tri thức, quyết tâm, nghị lực, tính hướng thiện.

Mâu thuẫn trong xã hội rất phức tạp vì các mối liên hệ xã hội, do đó phải thận trọng, khéo léo, tinh tường khoa học, phải biết chờ đợi. Muốn hiểu rõ mâu thuẫn của xã hội phải đứng trên lập trường của giai cấp tiến bộ trong lịch sử, phải có phương pháp luận khoa học, trong đó phân tích các mối liên hệ về lợi ích.

+ Phân loại mâu thuẫn và phải tìm ra được phương pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn.

33

CHỦ ĐỀ 14

Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn công tác của bản thân?

Một phần của tài liệu Đề Cương môn Triết Học thi văn bằng 2 công an (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)