Bản chất của con ngườ

Một phần của tài liệu Đề Cương môn Triết Học thi văn bằng 2 công an (Trang 47 - 50)

Trong tác phẩm “Luận cương về Phoiơbắc”, Mác viết: “Bản chất con

người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hồ những quan hệ xã hội”.

Thứ nhất, phân tích “trong tính hiện thực của nó”. (Đó chính là con người

hiện thực).

+ Con người sinh ra trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

+ Con người mang truyền thống giáo dục gia đình nhất định; truyền thống dân tộc; lập trường giai cấp nhất định.

+ Con người biết lao động sáng tạo.

Thứ hai, phân tích làm rõ “Tổng hồ quan hệ xã hội”.

Tổng hồ khơng phải giản đơn là số cộng thơng thường. Đó chính là sự thu hút, đúc kết những tinh tuý từ những quan hệ xã hội của con người. Điều đó có nghĩa là một con người chân chính khơng thể tồn tại đơn độc mà chỉ có trong mối quan hệ với người khác, trong các mối quan hệ xã hội.

Thứ ba, bản chất con người khơng cố hữu và bất biến mà có sự thay đổi.

Nghĩa là khi những quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội thay đổi thì do đó cũng có sự thay đổi bản chất của con người.

Quan niệm đúng đắn của triết học Mác - Lênin về bản chất con người đã chống lại quan niệm thần thánh hoá con người của chủ nghĩa duy tâm, khắc phục quan niệm siêu hình coi con người chỉ thấy mặt tự nhiên mà không thấy mặt xã hội. Tuy nhiên, phải thấy rằng bản chất xã hội là cái chung nhất, sâu sắc

48

nhất quyết định sự vận động và phát triển của con người chứ khơng phải là cái duy nhất. Nếu tuyệt đối hố mặt xã hội mà xem nhẹ mặt sinh học của con người cũng là sai lầm.

2. Ý nghĩa phương pháp luận

- Lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người, từ phương diện

bản tính tự nhiên và phương diện bản tính xã hội.

- Phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

- Phát huy sự nghiệp giải phóng con người.

- Để hình thành, phát triển con người theo hướng tích cực phải tạo dựng

hồn cảnh mơi trường tự nhiên - xã hội tốt đẹp cho con người.

- Để thay đổi bản chất con người, phải thay đổi hoàn cảnh, tạo điều kiện

49

CHỦ ĐỀ 23

Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội?

1. Khái niệm cá nhân, xã hội

- Cá nhân: Là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong xã hội nhất định và

phân biệt với cá thể khác thơng qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó.

- Xã hội: Là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái

vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa con người với con người làm nền tảng. Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của cá nhân “là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”

Khái niệm xã hội được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: Cao nhất là xã hội loài người. Thấp hơn là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai cấp…

Xã hội do các cá nhân tạo nên. Các cá nhân sống và hoạt động trong các nhóm, cộng đồng và tập đồn xã hội khác nhau, mang tính lịch sử xác định. Yếu tố xã hội là đặc trưng căn bản để hình thành cá nhân.

2. Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội

- Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, mang tính tất yếu khách quan vừa là tiền đề vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội và cá nhân. Cơ sở của mối quan hệ ấy là quan hệ lợi ích.

- Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội thì xã hội bao giời cũng giữ vai trị quyết định đối với cá nhân, mà nền tảng là lợi ích.

+ Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích của cá nhân được thực hiện.

+ Xã hội càng phát triển thì lợi ích của cá nhân càng đa dạng và phong phú. - Vai trò của cá nhân ảnh hưởng đến xã hội tùy thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách.

- Cá nhân vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của xã hội. Sự phát triển của cá nhân góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội

- Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội chỉ có thể được phát triển tốt đẹp khi quan hệ lợi ích được giải quyết một cách hài hòa.

Bài học rút ra: Đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi

công dân, phát huy nhân tố con người, lấy việc phục vụ lợi ích vì con người là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là yêu cầu bức triết trong công cuộc xây dựng và đổi mới xã hội ta hiện nay.

50

CHỦ ĐỀ 24

Phân tích vai trị của quần chúng nhân dân và vai trò của lãnh tụ trong lịch sử. Ý nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt bài học “lấy dân làm gốc” ở Việt Nam hiện nay?

1. Khái niệm

- Khái niệm quần chúng nhân dân: Quần chúng nhân dân là bộ phận có

cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp, những giai cấp liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.

Quần chúng nhân dân bao gồm lực lượng chủ yếu sau:

+ Những người lao động trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần. + Những bộ phận dân cư đấu tranh chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột. + Những giai cấp những tầng lớp xã hội hoạt động thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

- Khái niệm lãnh tụ: Lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất, do phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên.

Lãnh tụ ngoài những phẩm chất của vĩ nhân, cịn có các phẩm chất cơ bản sau:

+ Trí tuệ uyên thâm, nhìn xa, hiểu rộng, nắm bắt được xu thế khách quan của lịch sử.

+ Có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào nhiệm vụ của dân tộc, quốc tế và thời đại.

+ Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh quyên mình vì lợi ích của dân tộc, quốc tế và thời đại.

2. Vai trò của quần chúng nhân dân

Một phần của tài liệu Đề Cương môn Triết Học thi văn bằng 2 công an (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)