- Phủ định biện chứng: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất như thế nào nó sẽ quyết định kiểu quan hệ sản xuất như thế ấy.
Lực lượng sản xuất thay đổi, quan hệ sản xuất sẽ thay đổi theo. + Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối trong quan hệ với lực lượng sản xuất, nó khơng hồn toàn thụ động mà tác động mạnh mẽ trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất, như: Nó quy định mục đích xã hội của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và cơng nghệ... và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Quan hệ sản xuất tác động lại lực lượng sản xuất theo 2 hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất tác động thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi quan hệ sản xuất là hình thức phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Khi đó nó sẽ tạo động lực cho sản xuất vật chất phát triển.
36
Quan hệ sản xuất kìm hãm lực lượng sản xuất khi quan hệ sản xuất khơng cịn là hình thức phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Biểu hiện của không phù hợp ở hai trường hợp sau:
Thứ nhất, khi quan hệ sản xuất lạc hậu so với trình độ của lực lượng sản
xuất.
Theo khuynh hướng chung, lực lượng sản xuất luôn vận động và phát triển, trước hết là công cụ sản xuất. Nếu một khi quan hệ sản xuất không vận động biến đổi kịp sự vận động biến đổi của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất sẽ bị lạc hậu. Kết quả là nó kìm hãm sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất.
Thứ hai, khi chủ quan duy ý chí thiết lập quan hệ sản xuất vượt trước lực
lượng sản xuất cho phép.
Trong những trường hợp do ý chí chủ quan của con người áp đặt, việc xây dựng quan hệ sản xuất thiếu đồng bộ, xác lập những yếu tố “vượt trước” thực trạng của lực lượng sản xuất thì chẳng những khơng “mở đường” mà cịn kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
Khi lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà những quan hệ sản xuất cũ của xã hội được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển và quá trình phù hợp lại mâu thuẫn tiếp diễn mãi.
Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của nền sản xuất vật chất và do đó là sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.