Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Một phần của tài liệu Đề Cương môn Triết Học thi văn bằng 2 công an (Trang 37 - 40)

- Phủ định biện chứng: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định

2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng nhau. Vì cơ sở hạ tầng là quan hệ vật chất, còn kiến trúc thượng tầng là quan hệ ý thức nên cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng.

- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng.

+ Chính cơ sở hạ tầng đã sinh ra kiến trúc thượng tầng và quyết định tính chất của kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng như thế nào sẽ sinh ra kiến trúc thượng tầng như thế.

Giai cấp nào chiếm được vị trí thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về đời sống tinh thần và xã hội. Quan hệ sản xuất nào thống trị thì cũng tạo ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Mâu thuẫn trong đời sống kinh tế suy cho cùng quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng, và cuộc đấu tranh trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng là biểu hiện của những đối kháng trong kinh tế.

+ Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội cũng như trong giai đoạn chuyển tiếp có tính cách mạng từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác.

+ Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất đi theo, khi cơ sở hạ tầng mới được thiết lập thì kiến trúc thượng tầng phù hợp với nó cũng được hình thành.

+ Tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra hết sức phức tạp trong quá trình chuyển biến của hình thái kinh tế - xã hội. Nguyên nhân sâu xa của q trình đó là từ sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm biến đổi cơ sở hạ tầng, song chính bản thân sự biến đổi của cơ sở hạ tầng

38

phải đạt đến mức nào đó mới trực tiếp làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi một cách căn bản. Trong xã hội có giai cấp sự thay đổi kiến trúc thượng tầng phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

- Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.

+ Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng không phải là sản phẩm thụ động của cơ sở hạ tầng mà nó có khả năng tác động trở lại rất mạnh mẽ đối với nền kinh tế của xã hội, các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp luật, đạo đức, nghệ thuật… đều có khả năng gây ra những biến đổi đối với cơ sở hạ tầng bằng những hình thức khác nhau, theo những cơ chế khác nhau và với những mức độ khác nhau. Tác động đó sẽ là tích cực khi cùng chiều, phù hợp với sự vận động của những quy luật kinh tế khách quan. Trái lại nếu tác động đó là ngược chiều, vi phạm các quy luật kinh tế thì nó sẽ là trở lực đối với sự phát triển của xã hội.

+ Chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, cũng cố và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ đảm bảo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, của giai cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế.

+ Trong các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng, nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng và có tác dụng to lớn nhất. Hoạt động của nhà nước tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, quản lý xã hội trong một trật tự kỷ cương nhất định, qua đó, để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị, củng cố vững chắc địa vị của quan hệ sản xuất thống trị. Các bộ phận khác trong kiến trúc thượng tầng khi tác động đến cơ sở hạ tầng thường phải thông qua nhà nước, pháp luật và các thể chế tương ứng.

+ Trong bản thân kiến trúc thượng tầng cũng diễn ra q trình biến đổi, phát triển có tính độc lập tương đối. Các yếu tố bộ phận của kiến trúc thượng tầng có sự tác động qua lại lẫn nhau và đôi khi trong kiến trúc thượng tầng cũng nảy sinh tình trạng khơng đồng bộ, mâu thuẫn với nhau, chống đối lẫn nhau giữa một số bộ phận của chúng. Tuy nhiên, kiến trúc thượng tầng dù có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế nhưng khơng làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội, xét đến cùng, nhân tố kinh tế đóng vai trị quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.

3. Liên hệ sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay

ĐCSVN đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo quy luật này ở nước ta hiện nay: - Chủ trương thực hiện đổi mới triệt để, sâu sắc, toàn diện, đồng bộ mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa.

39

- Đảng đã xác định phải kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.

- Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng của CNXH.

- Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh.

- Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, chỉnh đốn, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh.

40

CHỦ ĐỀ 17

Phân tích giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng học thuyết này trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

Một phần của tài liệu Đề Cương môn Triết Học thi văn bằng 2 công an (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)