- Phủ định biện chứng: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộ
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
+ Triết học Mác - Lênin khẳng định: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội sẽ tương ứng như thế và đời sống tinh thần xã hội được hình thành phát triển trên cơ sở đời sống vật chất xã hội.
+ Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất và xu hướng vận động biến đổi của ý thức xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội thay đổi mà đặc biệt là sự biến đổi ở phương thức sản xuất thì tư tưởng và lý luận những quan điểm về chính trị pháp quyền, triết học đạo đức văn hóa nghệ thuật… sớm hay muộn sẽ biến đổi theo vì vậy ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu xuất hiện những lý luận quan điểm tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không thể hiện một cách đơn giản trực tiếp mà thường thông qua những bước, những khâu trung gian. Vai trò quyết định tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội không thể hiện một cách đơn giản trực tiếp, thường thông qua những bước, những khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng quan niệm và tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng phản ảnh rõ ràng trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại đó và chỉ đến khi xét tới cùng thì người ta mới thấy được các quan hệ kinh tế đã được phản ảnh bằng cách này hay cách khác vào trong các hình thái ý thức xã hội.
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. + Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
45
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình. + Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội. + Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.