Xét trên phương diện kinh tế quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra

Một phần của tài liệu Đề Cương môn Triết Học thi văn bằng 2 công an (Trang 50 - 54)

mọi của cải vật chất, làm cơ sở cho sự tồn tại phát triển của mọi xã hội.

- Xét về phương diện chính trị: Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản

và lực lượng chủ yếu của mọi cuộc cách mạng xã hội làm chuyển biến các chế độ xã hội, các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử.

- Xét trên lĩnh vực văn hóa: Quần chúng nhân dân là người sáng tạo nên

mọi giá trị văn minh, văn hóa tinh thần nhân loại.

3. Vai trị của lãnh tụ

- Nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại, trên cơ sở hiểu biết quy luật khách quan của các q trình kinh tế, chính trị, xã hội.

51

- Tổ chức lực lượng giáo dục thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí hành động của quần chúng nhằm hướng vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra.

- Vai trò của lãnh tụ đối với phong trào quần chúng:

Thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển xã hội.

Nếu lãnh tụ nắm bắt được xu thế của dân tộc quốc tế và thời đại, những quy luật vận động và phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại.

Lãnh tụ là người sáng lập ra các tổ chức chính trị, xã hội, là linh hồn của các tổ chức đó.

Lãnh tụ của mọi thời đại chỉ có thể hồn thành nhiệm vụ của thời đại đó đặt ra. Khơng có lãnh tụ cho mọi thời đại.

4. Ý nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt bài học “lấy dân làm gốc” ở Việt Nam hiện nay. gốc” ở Việt Nam hiện nay.

- Đảng ta khẳng định: “Trong toàn bộ hoạt động của mình Đảng ta “lấy dân làm gốc”, xây dựng quyền làm chủ của quần chúng nhân dân”.

- Nhận thức được đều đó Đảng ta xác định, chỉ có thể dựa vào quần chúng nhân dân, được nhân dân ủng hộ thì sự nghiệp đổi mới của Đảng mới thành công.

- Ngày nay, để đưa công cuộc đổi mới tới thắng lợi phải phát huy được tính chủ động sáng tạo tham gia một cách tích cực tự giác của nhân dân.

52

CHỦ ĐỀ 25

Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người. Ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay?

1. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người - Khái niệm con người - Khái niệm con người

Triết học Mác - Lênin xem xét con người một cách tồn diện trong tính hiện thực và trong sự phát triển thống nhất của hai mặt sinh học và xã hội. Do đó triết học Mác- Lê nin khẳng định: Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc

tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tự nhiên và xã hội. + Mặt tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau:

Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự

nhiên.

Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự

nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người”.

Con người tồn tại được trước tiên phải có cơ thể sống. Cơ thể sống là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên. Con người phải đấu tranh để tồn tại, để sống và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, các quy luật sinh học. Bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính lồi của nó.

Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”; con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người. Ngược lại, sự biến đổi và hoạt môi trường tự nhiên, làm biến đổi mơi trường đó.

Triết học Mác - Lênin khẳng định con người biểu hiện bản chất của mình ở chỗ thống nhất hữu cơ trong bản thân nó cái sinh vật với cái xã hội. Do đó, ngồi mặt tự nhiên, con người cịn có mặt xã hội.

+ Mặt xã hội của con người

Lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Chính trong hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngơn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội.

+ Mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất nhau

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, con người luôn bị quyết định bởi 3 hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất nhau cùng tác

53

động. Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt tự nhiên và mặt xã hội.

Hai mặt tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên - xã hội. Trong đó mặt tự nhiên là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Chính vì có mặt xã hội nên những nhu cầu sinh học phải được “nhân hoá” để mang giá trị văn minh con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội khơng thể thốt ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học.

+ Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể lịch sử

Con người là sản phẩm của lịch sử một sự tiến hố lâu dài của giới hữu sinh; khơng có thế giới tự nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì khơng tồn tại con người. Mỗi một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội lại làm sản sinh ra một lớp người tương ứng phù hợp với đặc điểm, yêu cầu thời kỳ đó. Với tư cách là một thực thể xã hội con người tiến hành hoạt động thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, cải biến giới tự nhiên và đồng thời thúc đẩy xã hội. Chính trong q trình này con người viết lên lịch sử của mình.

- Bản chất của con người

Trong tác phẩm “Luận cương về Phoiơbắc”, Mác viết: “Bản chất con

người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.

Thứ nhất, phân tích “trong tính hiện thực của nó”. (Đó chính là con người

hiện thực).

+ Con người sinh ra trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

+ Con người mang truyền thống giáo dục gia đình nhất định; truyền thống dân tộc; lập trường giai cấp nhất định.

+ Con người biết lao động sáng tạo.

Thứ hai, phân tích làm rõ “Tổng hồ quan hệ xã hội”

Tổng hồ khơng phải giản đơn là số cộng thơng thường. Đó chính là sự thu hút, đúc kết những tinh tuý từ những quan hệ xã hội của con người. Điều đó có nghĩa là một con người chân chính khơng thể tồn tại đơn độc mà chỉ có trong mối quan hệ với người khác, trong các mối quan hệ xã hội.

Thứ ba, bản chất con người khơng cố hữu và bất biến mà có sự thay đổi.

Nghĩa là khi những quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội thay đổi thì do đó cũng có sự thay đổi bản chất của con người.

Quan niệm đúng đắn của triết học Mác - Lênin về bản chất con người đã chống lại quan niệm thần thánh hoá con người của chủ nghĩa duy tâm, khắc phục quan niệm siêu hình coi con người chỉ thấy mặt tự nhiên mà không thấy mặt xã hội. Tuy nhiên, phải thấy rằng bản chất xã hội là cái chung nhất, sâu sắc

54

nhất quyết định sự vận động và phát triển của con người chứ không phải là cái duy nhất. Nếu tuyệt đối hoá mặt xã hội mà xem nhẹ mặt sinh học của con người cũng là sai lầm.

2. Ý nghĩa trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay

- Muốn thay đổi bản chất con người phải thay đổi các quan hệ xã hội, xây dựng con người mới phải xây dựng xã hội mới.

- Phải có những chính sách thu hút con người tham gia hoạt động thực tiễn và hoạt động xã hội, thơng qua những hoạt động đó, con người từng bước hình thành bản chất xã hội của mình.

- Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người đã khắc phục được hai thái cực sai lầm trong vấn đề con người: Hoặc chỉ thấy mặt sinh học mà không thấy được vai trò quyết định của mặt xã hội đối với bản chất con người; hoặc chỉ thấy mặt xã hội mà không thấy được tiền đề tự nhiên, sinh học trong bản chất con người.

- Phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Đề Cương môn Triết Học thi văn bằng 2 công an (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)