1. Nguồn gốc văn hóa STC 1 Tiểu dẫn
1.3 Khái niệm văn hóa
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa, là một trong những từ được sử dụng tùy tiện nhất trên đời. Thơng thường, nó được ghép với tiết đầu ngữ “thiếu”, dùng để mắng mấy cơ cậu mới lớn, hay đua địi kệch cỡm, ăn mặc hở hang, đi đứng dềnh dàng, khơng chỉ nói bậy mà cịn nhổ bậy, tè bậy, ị bậy… Chính vì vậy, có nhà nghiên cứu cho rằng, “văn hóa” khơng phải là một từ độc lập trong tiếng Việt, mà chỉ là một phần của từ “thiếu văn hóa” mà thơi.
Tất nhiên đó là nhà nghiên cứu “thiếu văn hóa”.
Theo Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, một nhà nghiên cứu về văn hóa từng được TGĐ Trương Gia Bình mời về giảng dạy tại HSB, khái niệm văn hóa quả thật là rắc rối. Theo nghĩa chun biệt, nó chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn như văn hóa Ai-Cập, văn hóa Đơng Sơn. “Đề cương về văn hóa Việt Nam” của Đảng cộng sản Đơng Dương năm 1943 xếp văn hóa bên cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng học thuật. UNESCO thì xếp văn hóa bên cạnh khoa học và giáo dục, tức là đặt hai lĩnh vực này ra ngồi văn hóa. Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác trong lĩnh vực tư duy và sáng tạo, đối với người khác nó bao gồm cả phong tục tập quán lối sống, làm cho dân tộc này khác với các dân tộc khác.
Ngay trong các cơng trình nghiên cứu, định nghĩa về văn hóa cũng hết sức lủng củng. Thơng thường, do phải trình bầy ngắn gọn, nên văn hóa được định nghĩa thông qua các khái
niệm khác, mà những khái niệm này cũng chẳng rõ ràng gì hơn bản thân khái niệm văn hóa.
Chính vì vậy, thay vì đưa ra một định nghĩa nữa để cãi nhau, chúng ta hãy tìm hiểu xem văn hóa có đặc trưng gì hay ho mà người ta lại tốn nhiều giấy mực để viết về nó như thế.
Đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa là Tính Hệ
thống. Trong các từ điển, từ văn hóa thường được định nghĩa là
“tập hợp các giá trị…”. Nhờ tính Hệ thống mà Văn hóa có thể thực hiện chức năng Tổ chức xã hội.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là Tính Giá trị. Chữ “văn” trong từ “văn hóa” có nghĩa là vẻ đẹp (=giá trị).
Văn hóa có nghĩa là trở thành đẹp, trở thành có giá trị. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa cái có giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của một xã hội và con người. Nhờ có đặc tính này, văn hóa thực hiện chức năng Điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội cân bằng giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là Tính Nhân sinh. Văn hóa là một sản phẩm của hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường thiên nhiên. Do con người gắn liền với nhau trong xã hội, văn hóa trở thành một công cụ Giao tiếp quan
trọng. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là
nội dung của nó.
Đặc trưng thứ tư là văn hóa có Tính Lịch sử. Văn hóa bao giờ cũng được tích lũy và hình thành qua nhiều thế hệ. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định và truyền thống này tồn tại thông qua giáo dục. Chức năng Giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa. Nó khơng chỉ giáo dục những giá trị đã ổn định mà cịn giáo dục cả những giá trị đang hình thành.