STC là một loại hình văn hóa mớ

Một phần của tài liệu FPT GEN (Trang 58 - 60)

1. Nguồn gốc văn hóa STC 1 Tiểu dẫn

1.4 STC là một loại hình văn hóa mớ

Có nhiều cách phân loại hình văn hóa. Các nhà nhân chủng học thì phân theo nhóm người. Các nhà địa lý học thì phân theo vùng đất. Các nhà xã hội học thì phân theo phương thức sản xuất trồng trọt hay chăn ni. Một số khác thì phân theo tín ngưỡng… Cuối cùng, các nhà địa lý to mồm nhất thắng thế, vì vậy ngày nay người ta hay nói đến hai loại hình văn hóa “Đơng” và “Tây”, một kiểu phân chia thuần túy dựa vào địa lý, chẳng liên quan gì đến văn hóa lúa nước hay du mục như nhiều người lầm tưởng. Chẳng hạn, dân Mông Cổ, ngàn đời chỉ biết chăn cừu, nhưng vẫn nằm trong vùng quy hoạch văn hóa phương Đơng chỉ vì đất nước này khơng nằm ở phương Tây.

Những nghiên cứu ban đầu cho thấy, xếp STC vào văn hóa “Đơng” hay “Tây” đều không ổn. Chúng ta hãy cùng xem xét bảng so sánh sau đây: Stt Văn hóa phương Đơng Văn hóa phương Tây Văn hóa STC 1 Nằm ở Đơng

bán cầu Nằm ở Tây bán cầu Tồn cầu 2 Phụ thuộc vào

mơi trường Khơng phụ thuộc vào mơi trường

Phụ thuộc vào thị trường 3 Hịa hợp với

mơi trường Thích cải tạo mơi trường Đục nước béo cò 4 Nặng về tăng

gia Chú trọng sản xuất Chú trọng đến ăn chơi

5 Thụ động Tích cực Tùy lúc 6 Trọng tình Trọng sức mạnh Trọng cái gì đó (?) và tiền. 7 Trọng Nữ Trọng Nam Trọng Sếp

9 Mục tiêu không

rõ ràng Mục tiêu rõ ràng Mục tiêu viển vông 10 Không chấp

nhận mạo hiểm Chấp nhận mạohiểm Chỉ thích dẫn đầu 11 Khó thay đổi Dễ thay đổi Chỉ khó thay

đổi Sếp 12 Chú trọng mua Chú trọng bán Chú trọng cả mua lẫn bán 13 Chú trọng truyền thống Chú trọng ý tưởng mới Cả tin người ngoài

Như vậy, STC thực sự là một loại hình văn hóa mới. Cũng giống như các loại hình văn hóa khác, văn hóa STC cũng có 4 đặc trưng tương ứng với 4 chức năng. Những đặc trưng cơ bản của các loại hình văn hóa Đơng Tây khi sang đến STC đã bị biến dạng thành con la, tuy không giống mẹ và cũng chẳng giống bố cho lắm nhưng vẫn có chỗ hữu ích.

Thứ nhất, STC tuy khơng có tính hệ thống như một phức hợp văn hóa theo định nghĩa của E.B.Taylor bao gồm “tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục”, nhưng nó cũng có một sự nhất quán nào đó khiến cho những ai muốn đứng vào vị trí cao trong tổ chức FPT thì trong máu đều phải có chất STC ở nồng độ cao.

Thứ hai, tuy STC không đồng nghĩa với “vẻ đẹp” truyền thống, không đồng nghĩa với Chân - Thiện - Mỹ của Nho giáo, nhưng chức năng điều chỉnh trầm uất do những sai lệch trong cuộc sống của STC là không thể phủ nhận. Và nếu coi nụ cười là vẻ đẹp hữu ích nhất mà con người có được trên thế gian, thì tính giá trị của STC cao hơn hẳn các loại hình văn hóa thơng thường.

Đặc trưng tiếp theo là tính nhân sinh. Mặc dù khía cạnh giao tiếp với thiên nhiên trong văn hóa STC chưa thật rõ nét, nhưng có thể nói STC thực hiện một cách xuất sắc chức năng

giao tiếp giữa con người với nhau. Thành công của FPT phần nhiều xuất phát từ thành cơng trong giao tiếp và chúng ta có được thành cơng trong giao tiếp chủ yếu dựa vào tính nhân sinh đặc sắc của STC.

Đặc trưng cuối cùng là tính lịch sử và chức năng giáo dục của STC. Tuy chưa có bề dầy ngàn năm lịch sử, nhưng STC được sinh ra từ lịch sử ngàn năm. Nó khơng chối bỏ mà còn biết kế thừa truyền thống ca hát ba miền Bắc Trung Nam. Khơng chỉ truyền miệng, STC cịn được ghi chép thành sách, thành các cuốn sử ký và những tài liệu này đã trở thành những cuốn sách giáo khoa cơ sở cho việc đào tạo và huấn luyện nhân viên FPT trong suốt nhiều năm qua.

Một phần của tài liệu FPT GEN (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w