- Đính hơn
Theo quan niệm của Pháp luật phong kiến, mặc dầu kết hôn chỉ được coi như thành tựu, một khi các nghi lễ hôn nhân đã được cử hành chu tất, song của luật Hồng Đức và luật Gia Long đều chú ý đến việc đính hơn (hay cịn gọi là sự hứa kết hôn) [19, tr.95].
Pháp luật phong kiến đề cao việc tơn trọng chữ tín theo quan niệm Khổng giá, sự hứa kết hơn có giá trị trước pháp luật và việc không làm đúng cam kết là một hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, muốn việc hứa hơn có giá trị thì việc đính hơn đó phải thỏa mãn một số yêu cầu.
Trong Bộ luật Hồng Đức, trong điều 315, đã thừa nhận giá trị của sự hứa hôn, một khi sự hứa hôn này đã được thực hiện một các trọng thể khi nhà gái đã nhận đồ sinh lễ.
Trong điều luật kể trên, các nhà làm luật Hồng Đức đã tỏ ra có tinh thần độc lập, khơng câu nệ bắt chước các điều khoản của luật nhà Đường, khi quy định ấy khơng phù hợp với tục lệ của ta. Vì ở pháp luật nhà Đường, hứa hơn chỉ có giá trị khi được cụ thể hóa bằng một văn thư.
Trong luật Hồng Đức, trái lại, nhà làm luật không căn cứ vào văn thư mà căn cứ vào sự nhân độ sính lễ, nghĩa là vào tính cách long trọng của sự hứa kết hôn của hai họ hơn là sự cam kết đơn thuần của hai người chủ hôn. Sự quy định này vừa phù hợp với phong tục tập quán ở nước ta, nêu rõ tính quan trọng của sính lễ với việc giao ước hôn nhân của hai họ. Khơng chỉ có thể qua văn thư hoặc chỉ đơn thuần là thỏa hợp giữa hai người chủ hơn, mà ý chí đó phải được thể hiện qua sính lễ long trọng trước bàn thờ tổ tiên với những nghi thức mà các nhà làm luật quy định rõ.
Còn trong Bộ luật Gia Long, trong điều lệ thứ hai của điều 94 đã bắt chước luật nhà Thanh, không thừa nhận giá trị của sự hứa hơn của cha mẹ, từ khi con cái cịn nằm trong bụng mẹ. Các nhà làm luật nhà Nguyễn đã chép đúng ngun văn luật Mãn Thanh, hình thức hứa hơn bằng một văn thư được ký kết giữa hai
họ. Một khi đã được ký kết thì người chủ hơn khơng thể đối ý kiến và gả con cho người khác. Trái luật thì bị nghiêm trị [15, tr.195].
Các nhà làm luật trong Bộ Dân luật Bắc Kì đã tiếp thu nét riêng biệt, ý nghĩa truyền thống Việt trong Bộ Quốc Triều Hình Luật nên đã quy định rõ ở chương Sính Lễ. Sự đính hơn, sự hứa hơn được thể hiện qua sính lễ trọng thể.
Điều 68 Bộ dân luật Bắc kì 1931 quy định “Nếu cha mẹ người con trai đã
đưa lễ vật đến cha mẹ người con gái để làm sính lễ một cách trọng thể thì sính lễ ấy mới có giá trị”
Điều 70 Bộ dân luật Bắc kì 1931 ghi rõ “Có sính lễ là có lời hứa kết hơn”. Như vậy, Bộ dân luật Bắc Kì 1931 đã khơng tiếp thu các yếu tố về hứa hôn ở pháp luật Trung Hoa mà tiếp thu giá trị truyền thống của Bộ luật Hồng Đức nên đã quy định lấy việc đưa sính lễ đến nhà gái là một căn cứ pháp luật cho sự hứa hôn giữa hai họ.
Và Bộ Dân luật Bắc Kì cũng học tập các giá trị truyền thống thể hiện qua chế tài xử phạt nếu như một trong hai bên hủy sự đính hơn đó, thơng qua các điều khoản: điều 71 “Bên nào xin bỏ lời hứa về việc kết hơn mà khơng có dun
cớ gì chính đáng hoặc vì sự lỗi bên ấy, thì phải chịu trách nhiệm bồi tổn hạ i”.
- Bằng chứng kết hôn
Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, khơng có việc khai báo kết hôn để vào sổ hộ tịch như ở phương Tây. Tuy nhiên, trong các vụ kiện, khi cần phải dẫn chứng sự đính hơn hay kết hơn, người ta thường căn cứ trước hết vào sự kiện các lễ nghi đã được cử hành trịnh trọng theo tục lệ, Tuy không được loan báo nhưng sự đính hơn cũng như sự hứa hơn cũng có nhiều nghi lễ trọng thể, có bà con hai họ làm chứng nên việc cơng nhận cuộc hơn nhân đó đã diễn ra khơng có gì khó
khăn.
nhân được coi là hợp pháp khi vợ và chồng thực hiện công khai trước viên chức hộ tịch của xã nơi một trong hai vợ chồng cư trú theo điều 165 Bộ luật Dân sự Pháp.
Học tập pháp luật Pháp, các nhà làm luật Việt trong Bộ Dân luật bắc kì cũng quy định rõ nếu muốn cuộc hơn nhân có hiệu lực theo pháp luật thì theo điều 91 quy định rõ: “Phàm việc kết hơn đã khai với hộ lại và đã đăng kí vào
sổ. tức là đã hình thành quan hệ vợ chồng”.
Như vậy có thể thấy trong vấn đề này, với sự học tập pháp luật Phương Tây, sự giao kết hôn nhân đã được thể hiện rõ ràng bằng văn bản với người làm chứng và được ghi chép rõ vào sổ để chính quyền tiện bề quản lí.