Sự kết hợp trong chế định khế ước

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI THUỘC PHÁP-PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ KẾT HỢP PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁP (Trang 51 - 72)

- Bất động sản do quyền sử dụng: được qui định tại điều 453 Bộ Dân luật

2.1.4.Sự kết hợp trong chế định khế ước

c) Địa dịch các chủ sở hữu tự lập ra

2.1.4.Sự kết hợp trong chế định khế ước

Khế ước là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ. Cho nên, những vấn đề chung về khế ước được Dân luật Bắc kỳ quy định ngay tại chương I của thiên I trong Quyển thứ tư. Sau đó mới quy định cụ thể về một số loại khế ước.

Trong khi các điều khoản của bộ Dân luật Bắc Kì 1931 liên quan đến gia đình có nhiều điểm kế thừa của pháp luật phong kiến, thì các điều khoản về khế ước lại học tập gần như nguyên vẹn các điều khoản tương tự của bộ Dân luật Pháp 1804.

Pháp luật phong kiến phương Đơng nói chung và Pháp luật phong kiến Việt Nam nói riêng khác hẳn dân luật phương Tây ở điểm không qui định vấn đề đề các nghĩa vụ khế ước một cách có hệ thống. Khơng vạch rõ những nguyên tắc tổng quát khi tiến hành thiết lập khế ước hay hiệu lực của khế ước, pháp luật phong kiến cũng không qui định nội dung của các loại khế ước quan trọng như

khế ước mua bán, cho thuê, cho vay… để các đương sự dễ dàng viện dẫn các tiêu chuẩn ấy mà giải quyết các tranh chấp vì các điều khoản khơng được thể hiện rõ ràng trong luật [21, tr.6].

Điều đặc biệt này đến từ quan điểm nhân trị thời kì phong kiến. Theo quan niệm ấy, các nhà làm luật không cần can thiệp vào các hành vi của tư nhân nếu trật tự xã hội không bị rối loạn. Các khế ước chỉ là những hoạt động liên quan đến đời sống cá nhân, trong đó, trong trường hợp thơng thường thì các khế ước khơng đe dọa đến nền trật tự an ninh chung, các tư nhân có thể tự do kết ước. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, nguyên tắc tự do kết ước cũng bị hạn chế và phải nhường bước cho sự duy trì trật tự trong xã hội và sự bảo vệ quyền lợi các người bị lừa dối hay uy hiếp.

Đối với hiệu lực của khế ước, các nhà làm luật phong kiến cũng không cần phải can thiệp trong các trường hợp thông thường vì các đương sự thường tơn trọng sự tín, theo quan điểm của người qn tử.

Tuy nhiên cũng chính do quan niệm ấy, đối với các sự rủi ro khi một trong các bên không thực hiện đúng khế ước, nhà lập pháp bắt buộc phải dự liệu những chế tài về hình sự, trừ trường hợp bất khả kháng hay trường hợp quá thời hiệu để giải quyết.

Tóm lại, khi phân tích những điều này, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt trong quan niệm của pháp luật phương Đông và pháp luật Phương tây dẫn đến những qui định có nhiều sự khác biệt.

Bộ dân luật Bắc Kì 1931, có sự học tập nhiều từ BDL Pháp, vì đa phần do quan điểm trước đây nên luật phong kiến nước ta chưa qui định rõ và cụ thể về vấn đề này.

Về khái niệm của khế ước

Khác với Quốc triều Hình luật và Bộ luật Gia long, bộ Dân luật Bắc kỳ đã đưa ra khái niệm pháp lý về khế ước (Điều 664 Dân luật Bắc Kỳ).

Khế ước là một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay khơng làm cái gì.

Hiệp ước do một người hay nhiều người đồng ý với nhau để lập ra hay chuyển đi, đổi đi hay tiêu đi một quyền lợi thuộc về của cái hay về người.

Thơng qua khái niệm này thì khế ước thực chất là sự thỏa thuận giữa ít nhất hai người để xác lập quyền, nghĩa vụ của người này đốỉ với người khác và ngược lạ Từ đó tài sản được chuyển giao từ người này sang người khác, một việc được thực hiện hoặc không được thực hiện. Khái niệm khế ước này có bản chất giống khái niệm hợp đồng trong Bộ luật dân sự mới được ban hành trừ đối tượng của nghĩa vụ là người theo quan niệm của pháp luật phong kiến thuộc địa.

Trong Bộ Dân luật Bắc kì ở điều 644 có ghi rằng “ Khế ước là một hợp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển hữu, tác động hay bất tác động” (điều 644 đoạn 2 Dân luật Bắc Kì).

Về chủ thể của khế ước

Về nguyên tắc, bất cứ người nào không bị pháp luật tuyên cáo là vơ tư cách đều có thể giao ước được cả (Điều 679 Dân luật Bắc Kỳ.

Theo Điều 666, bất cứ người nào không bị pháp luật tuyên cáo là vô tư cách thì đều có thể giao ước được cả. Người vơ tư cách bao gồm: vị thành niên (chưa đủ 18 tuổi trịn), đàn bà có chồng mà khơng được chồng cho phép, người bị cấm quyền (vợ chồng không được lập khế ước mãi mại với nhau, người giám hộ không được mua tài sản của người mà mình giám hội...);

Việc loại trừ một số cá nhân không được giao kết khế ước căn cứ vào lứa tuổi, mức độ nhận thức, mối quan hệ giữa họ với tài sản. Pháp luật quy định người vô tư cách bao gồm: người vị thành niên, người bị cấm quyền, đàn bà có chồng, và một số người khác mà pháp luật cấm.

Những người vơ tư cách nêu trên chỉ có thể giao kết khế ước trong một số trường hợp luật có quy định. Thơng thường họ được giao kết những khế ước có giá trị tài sản nhỏ, ít quan trọng, được thực hiện ngay.

Người vị thành niên là người chưa đủ 21 tuổi trịn (Điều 221 Dân luật Bắc kỳ) khơng phân biệt nam hay nữ. Trong khi đó tuổi kết hơn lại thấp hơn nhiều, con trai tròn 18 tuổi, con gái trịn 15 tuổi đã được kết hơn (Điều 73 Dân luật Bắc

kỳ) hoặc khi có duyên cớ chính đáng thì có thể giảm độ tuổi nêu trên, nhưng không dưới 15 tuổi, đối với con trai, không dưới 12 tuổi đối với con gái (Điều 75

Dân luật Bắc Kì). Như vậy, người vị thành niên khơng được giao kết hợp đồng, nhưng lại được kết hôn.

Quy định về việc người phụ nữ lấy chồng không được giao kết hợp đồng là một hạn chế trong Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật. Nó thể hiện sự khơng bình đẳng giữa vợ chồng trong gia đình và hạn chế quyển của nữ giới. Vấn đề này Bộ Dân luật Bắc kỳ không quy định.

Pháp luật dân sự thời kỳ này có quy định, cấm khơng được giao kết khế ước trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ: vợ chồng khơng được lập khế ước mãi mại với nhau; người giám hộ không được đứng mua tài sản của các người thuộc quyền mình giám hộ, người nhận ủy quyển khơng được mua tài sản mà người khác ủy quyền cho mình đứng ra bán; những hương chức nhiệm chức thừa phát lại và các công lại không được mua những tài vật theo chức vụ mình phải đứng ra bán; các quan cai trị, các công chức cùng chức dịch không được mua những tài vật công của hàng xã hay là của các cơng sở giao cho mình trơng nom (Điều 893 Dân luật Bắc kỳ) v.v...

Về các điều kiện của khế ước

Khế ước được coi là hợp pháp khi có đủ hai điều kiện:

+ Các bên hồn tồn tự nguyện, khơng có sự hiểu lầm hoặc sự cưỡng bức Ví dụ như pháp luật phong kiến Việt Nam cũng giống như BDL Pháp, phàm một khi kí kết với nhau các khế ước là đã là tự do thuận ý cả, và đã kí kết với nhau là có sự cơng nhận của luật pháp.

Sự ưng thuận của những người kết lập khế ước đầu tiên xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí. Nguyên tắc tự do ý chí là một sản phẩm lịch sử do quan niệm tự do hay do những lý thuyết tự do đã mạnh mẽ phát huy ở nước Pháp trong thế kỉ 18 mà có. Theo những lý thuyết này, cá nhân chỉ có thể bằng ý chí của mình được phát biểu một cách trực tiếp vì đã tự ý kí kết khế ước.

tới ý chí thực sự hay nội tại của người kết ước và chỉ có ý chí đó mới có thể phát sinh ra nghĩa vụ đối với pháp luật; nói một cách khác, chỉ có ý chí đó chi phối người kết ước. Tuy nhiên, ý chí ấy phải được phát biểu ra ngồi; song sự biểu hiện của ý chí khơng bắt buộc phải tn theo một cơng thức nào cả.

Trong Bộ Dân luật Pháp, khơng có điều khoản nào quy định về sự biểu hiện ý chí, trái lại trong Bộ Dân luật Bắc kì ở điều 654 đã đề cập tới vấn đề này “Sự ưng thuận có thể biểu lộ bằng lời nói hay bằng chứng thư”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên tắc tự do ý chí là một bước tiến quan trọng của kỹ thuật pháp lý hiện đại.

pháp;

Các người kết ước có thể chính mình trực tiếp ký kết khế ước hoặc nhờ người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp thứ hai thường có một sự ủy quyền do đó một người ban quyền cho một người khác để nhân danh mình ký kết khế ước. Khế ước trong trường hợp này chỉ phát sinh hiệu lực giữa người đối ước và người chủ ủy, còn người thụ ủy chỉ chịu trách nhiệm đối với người chủ ủy trong việc thi hành khế ước ủy quyền.

Các loại khế ước

Bộ dân luật Bắc Kì quy định cụ thể các loại khế ước sau đây:

+ Khế ước sinh thời tặng dữ, cho tặng là khế ước do bên tặng chủ bỏ đứt ngay một tài sản để cho bên người thu tặng nhận lấy. Thơng qua khế ước này, bên tặng chủ đích chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho người thu tặng;

+ Khế ước mãi mại (khế ước mua bán). Đây là loại khế ước phổ biến nhất; + Khế ước thuê vật, là loại khế ước thuê tài sản (động sản hoặc bất động sản - ví dụ như ruộng đất) mà theo đó các bên thoả thuận với nhau bên thuê được sử dụng tài sản đó và phải trả cho bên cho thuê một khoản tiền nhất định;

+ Khế ước thuê nhân công; + Khế ước vận tải.

+ Khế ước lập hội

Đây là những điều khoản thuộc về thương mại cũng xuất hiện trong luật này, bởi thế nên các nhà làm luật đặt mục là khế ước lập hội.Thời kì này chưa có một bộ luật thương mại để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong việc những người dân có các hội bn bán lập ra với nhau. Nhưng lại phát sinh rất nhiều các quan hệ này. Vì vậy, do trình độ và mức độ cần thiết chưa cần phải có một bộ luật riêng về thương mại nên các nhà làm luật đã ghép nó vào một mục trong bộ luật dân sự. Trước đến nay. do chưa có luật pháp điều chỉnh về vấn đề này mà chủ yếu theo luật tục, nên giờ đây khi có khế ước lập hội thì nó phỏng theo Bộ Dân luật Pháp về các điều khoản, vừa để phù hợp với xu thế đất nước, vừa có các chế định thích hợp với phong tục bn bán của người dân.

Về hình thức của khế ước: Những khế ước có giá trị tài sản lớn hoặc thời

hạn của khế ước dài thì đều phải lập thành văn bản.

Sự vô hiệu của khế ước

Khế ước vơ hiệu là khế ước khơng có một trong các điều kiện làm cho khế ước hợp pháp, cụ thể như sau:

- Người lập ước khơng có đủ tư cách mà luật pháp đã quy định hoặc giao kết khế ước thông qua người đại diện không đủ tư cách;

- Đối tượng của khế ước không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của các bên (ví dụ: bán tài sản của người khác mà người bán khơng có quyền đó) hoặc làm một việc mà khơng được phép làm;

- Có sự hiểu lầm về nội dung và chủ thể của khế ước; - Có sự lừa dối, đe dọa, hành hung;

- Có sự giả dối trong khế ước;

- Có sự cố phi pháp: bị pháp luật cấm hay trái với phong hóa hoặc trái trật tự chung;

- Trái với lẽ công bằng, tục lệ;

Những trường hợp vô hiệu này được cụ thể hóa trong những quy định về hợp đồng thông dụng.

Sau đây là một số khế ước vơ hiệu cần được phân tích kỹ hơn:

+ Khế ước vơ hiệu do có sự hiểu lầm

Xuất phát từ nguyên tắc khế ước chỉ hình thành khi có sự đồng ý của các bên, pháp luật quy định khi có sự hiểu lầm thì coi như khơng có sự đồng ý. Do đó, khế ước này khơng có giá trị pháp lý, tức là bị vơ hiệu. Vậy thì khi nào có sự hiểu lầm?

Đó là vì một sự sai lầm nào đó mà người lập ước không chú ý lập cùng một ước như nhau, hay là không chủ định cùng một người, cùng một vật hay cùng một việc như nhau (Điều 658 Dân luật Bắc Kỳ). Ngoài sự hiểu lầm về một trong các yếu tố như chủ thể, đối tượng hoặc nội dung khế ước, cịn có sự hiểu lầm về tư cách, tài năng của một người lập ước cũng làm cho khế ước vơ hiệu, nếu khế ước phải do đích thân một người cụ thể thực hiện mà người này phải có những phẩm chất nhất định (Điều 657 Dân luật Bắc Kỳ)

+ Khế ước vơ hiệu do có sự lừa dối

Trong trường hợp một bên lập mưu đánh lừa bên kia tới mức giá khơng có mưu đó bên kia sề khơng giao ước, thì khế ước bị vơ hiệu. Ví dụ: lừa dối về chất lượng hàng hóa phổ biến là bán hàng giả hoặc cố ý che dấu khuyết tật của vật mua bán làm cho người mua khơng biết nên đã mua vật đó.

+ Khế ước vơ hiệu do có sự bạo hành:

Xuất phát từ nguyên tắc tự do trong đó có yếu tố tự nguyện giao kết khế ước, pháp luật quy định sự bạo hành làm mất sự đồng ý và do đó khế ước bị vơ hiệu. Tuy nhiên, khơng phải sự bạo hành nào cũng dẫn đến hậu quả pháp lý như vậy. Chỉ những bạo hành như cưỡng ép bằng cách hành hung hay dọa nạt mà một bên không thể chống lại được nên phải giao ước để tránh khỏi thiệt hại lớn hơn, nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của bản thân hoặc vợ, chồng hay người thân thích khác hoặc thiệt hại đến tài sản của những người này thì khế ước đó bị vơ hiệu.

Trong trường hợp bạo hành không đến mức không thể chống lại được, nhưng cũng khiến cho một bên giao ước nhằm tránh thiệt hại lớn hơn hoặc trực tiếp ngay hoặc sau này, thì sự bạo hành đó có thể làm cho khế ước vơ hiệu (từ Điều 660 đến Điều 662 Dân luật Bắc kỳ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hậu quả pháp lý của khế ước vô hiệu: về nguyên tắc, khế ước vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Pháp luật thời Pháp thuộc không quy định cụ thể về vấn đề này mà chỉ nêu chung rằng ”nghĩa vụ... có sự giả dối hoặc phi pháp thời khơng có hiệu lực gì" (Điều 665 Dân luật Bắc kỳ).

Phản ánh kết quả tiếp nhận thành tựu và kinh nghiệm của Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804, các Bộ Dân luật của Việt Nam nêu trên đã tạo ra được một bước ngoặt trên phương diện pháp điển hóa pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Với các Bộ Dân luật, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam những vấn đề cơ bản nhất của chế định hợp đồng đã được hình thành tương đối hồn chỉnh và có hệ thống, từ khái niệm pháp lý tổng quát về khế ước, đến những quy định cụ thể về giao kết khế ước, thực hiện khế ước và một số khế ước thông dụng. Chắc chắn là chế định hợp đồng trong các Bộ Dân luật còn cần phải được phát triển và hoàn thiện về nhiều mặt và về nhiều vấn đề. Nhưng dù sao, những phương pháp pháp điển hóa, những tư tưởng của bình đẳng, tự do và bác ái mà chế định hợp đồng trong các Bộ Dân luật để lại cho chúng ta vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Trong chương thứ ba của Bộ dân luật Bắc Kì 1931, nói về các nghĩa vụ và

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI THUỘC PHÁP-PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ KẾT HỢP PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁP (Trang 51 - 72)