Trong Bộ luật Dân sự Bắc Kì 1931, quy định người đàn bà có chồng bị mất năng lực dân sự và được người chồng đại diện trong các hành vi pháp lí. Người chồng có quyền đứng thay mặt cho vợ trong tất cả các kế ước và giấy tờ, không cần đến sự can thiệp của người vợ.
Theo quan điểm này thì người đàn bà Việt Nam cũng bị vơ hiệu hóa năng lực như những người vị thành niên vì người vị thành niên cũng bị người giám hộ đại diện trong mọi hành vi do xuất phát từ ảnh hưởng của Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804. Khi tìm hiểu về bộ luật dân sự Napoleon, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng các chế định pháp luật của bộ luật này ảnh hưởng nhiều từ cuộc đời của Napoleon. Nhiều sử sách ghi chép lại rằng Napoleon kết hôn lần đầu tiên với người đàn bà tên là Josephine Beauharnais, Bà tên thật là Rose Tascher de la Pagerie sinh trưởng tại đảo Martinique trong một gia đình quý tộc nhỏ. Là một người đàn bà có nét đẹp đằm thắm, tính tình lãng mạn, nếp sống xa hoa. Người vợ này đã tiêu xài rất hoang phí về tiền của của ơng nên khi xây dựng luật qui định về quyền tài sản của người đàn bà sau khi kết hôn. Napoleon đã yêu cầu những nhà làm luật qui định về việc người đàn bà có chồng bị mất năng lực dân sự và được người chồng đại diện trong các hành vi pháp lí. Người chồng có quyền đứng thay mặt cho vợ trong tất cả các kế ước và giấy tờ, không cần đến sự can thiệp của người vợ.
Vì vậy mà những nhà làm luật Bắc Kì đã đặt sai vị trí của người đàn bà Việt “ vốn đảm đang, tháo vát, cùng chồng lo mọi sự cả trong nhà lẫn ngoài xã hội, người phụ nữ Việt thường cùng chồng thực hiện nghĩa vụ kinh tế, thể hiện ngay trong câu ca dao “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Vì vậy, vốn dĩ người phụ nữ Việt Nam được đặt ở một vị trí khác trong mối quan hệ về tài sản. Điều này nó tương đối giống với dân Luật pháp, thể hiện trong điều 102 Bộ dân luật
Bắc Kì 1931:
Phàm người vợ chính muốn tặng cho, chuyển dịch, cầm thế, thu nhận vật gì, có mất tiền hay không mất tiền, tất phải do người chồng cùng ký trong văn khế hoặc phải có giấy của người chồng cho phép mới được;
Và trong điều 103 trong Bộ Dân luật Bắc Kì 1931:
Vợ chính vợ thứ có chồng cho phép có thể đứng ra làm việc thương mại được, Nếu chỉ đứng bán hàng lẻ của chồng thì khơng cho là cơng
nhiên thương mại được. Khi vợ chính, vợ thứ đã được chồng cho phép đứng ra làm một nghề thương mại riêng, thì đều có tư cách làm hợp đồng khế ước cần dung cho sự buôn bán của mình, và bắt buộc người chồng phải chịu trách nhiệm về các việc buôn bán ấy
Trong khuôn khổ gia đình phụ hệ, hơn nhân dĩ nhiên dành cho người chồng trách nhiệm và các quyền lợi của người gia trưởng làm chủ trong gia đình. Theo quan niệm của Nho giáo, người phụ nữ kiểu mẫu không những phải có đủ tứ đức (cơng, dung, ngôn, hạnh) mà cịn biết tơn trọng nguyên tắc tam tòng: “tại gia tong phụ, xuất giá tong phu, phu tử tòng tử” (ở nhà theo cha, lấy
chồng theo chồng, chồng chết theo con)
Tuy nhiên, người đàn bà Việt Nam khác với người đàn bà Trung Quốc, dù là đất nước theo đạo Nho, nhưng họ khơng phải hồn tồn lệ thuộc vào chồng và mất hết quyền lợi. Quy chế pháp lý của người vợ trong gia đình Việt Nam rất khéo léo bảo vệ ít nhiều quyền lợi của người vợ, nhưng các luật gia do áp dụng Bộ Dân luật Pháp trong hồn cảnh này khá máy móc nên phát sinh những qui định pháp luật không phù hợp.
Không hiểu rõ tinh thần đặc biệt của pháp luật phong kiến Việt Nam đã dành cho người vợ, người mẹ một địa vị xứng đáng trong gia đình, nhiều luật gia nước ngồi đã tưởng lầm rằng người Việt Nam bị tục lệ kiềm tỏa và họ suốt đời bị lệ thuộc vào người cha, người chồng và đứa con. Chính quan niệm sai lầm này đã khiến Bộ Dân luật Bắc kì quan niệm và quy định người đàn bà có chồng ở Việt Nam theo truyền thống đã mất hết năng lực dân sự, làm việc gì cũng phải có chồng mới có hiệu lực.
Sự thực, tổ chức gia đình ở nước ta, mặc dầu theo chế độ phụ hệ, đã dành cho người vợ một địa vị quan trọng, ngang hàng với người chồng, và tạo lập cho cả hai vợ chồng những nghĩa vụ và quyền lợi riêng biệt cho mỗi người để giữ vững nền tảng gia đình.
4.Ly hơn
Trong pháp luật phong kiến, có các lý do để chấm dứt hơn nhân bằng sự kiện
ly hôn gồm có ba loại: Chồng tự ý rẫy vợ hay xuất thê; Hai vợ chồng thuận tình ly hơn; do sự thưa kiện, ly hơn do quan phán quyết hoặc vì vợ chồng khơng tơn trọng nghĩa vụ phu thê, hoặc vì kết hôn không đủ điều kiện [15, tr.232].
Trong Bộ dân luật Bắc Kì 1931 thì lệ chồng tự ý rẫy vợ đã bị bỏ hẳn. Việc ly hôn quy định phân minh và rạch rịi. Dân luật Bắc Kì nói về lý do ly hôn là do: bên nọ xin ly hôn với bên kia, hoặc hai bên có thể xin thuận tình ly hơn. Các điều
116, 117 Bộ Dân luật Bắc Kì quy định vợ chồng hoặc một trong hai người có thể xin tồ án cho li hơn và chỉ có tồ mới có quyền xét cho li hơn, khi có một trong những duyên cớ li hôn mà pháp luật đã quy định.
Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 bên cạnh thừa kế một số qui định là lí do li hơn xuất hiện trong các bộ luật phong kiến, thêm vào đó đã mơ phỏng theo Bộ dân luật Pháp về sự qui định các lí do để có thể li hơn.
Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 thừa kế các qui định xuất hiện trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long khi cho phép người chồng có thể đơn phương li hôn trong các trường hợp theo điều 118, Bộ Dân luật Bắc Kì 1931.
Chồng có thể xin ly hơn vợ vì dun cớ sau đây: Vì vợ phạm gian.
Vì vợ bỏ nhà chồng mà đi, tuy đã bách phải về mà khơng về. Vì vợ thứ đánh, chửi, bạo hành với vợ chính.
Trong việc người chồng đơn phương xin ly hơn với người vợ, có một số lý do được kế thừa từ Pháp luật phong kiến. Trong điều 118 Dân luật Bắc kì quy
định:
Trong ba lí do này, có hai lý do đã từng được quy định trong Pháp luật phong kiến về chế định “Thất xuất”.
Trong Bộ Quốc Triều Hình luật và Bộ Hồng Việt luật lệ đã ghi rõ bảy trường hợp thất xuất, đây là một chế định được học tập từ pháp luật nhà Đường.
Trong Bộ dân luật Bắc Kì 1931, trường hợp li hơn do ngoại tình theo điều 118 Bộ Dân luật Bắc Kì xuất phát từ phía người chồng khơng phải là dun cớ li hơn, trái lại việc ngoại tình của người vợ là một duyên cớ li hôn của người
Đây chính là ảnh hưởng của chế độ đa thê và sự bất bình đẳng nam nữ theo quan
niệm phong kiến.
Trường hợp người vợ bỏ nhà chồng mà đi là đã vi phạm nghĩa vụ đồng cư, là một trong những nghĩa vụ về nhân thân mà người vợ và người chồng bắt buộc phải thực hiện trong thời kì hơn nhân.
Trường hợp người vợ thứ đánh chửi, bạo hành vợ chính cũng bị người chồng bỏ. Bởi theo quan điểm phong kiến ảnh hưởng bởi Nho giáo, thì người vợ cả được xem là người có quyền gia trưởng ở trong gia đình, thay chồng thờ phụng ơng bà tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ và dạy bảo con cái. Địa vị của người vợ cả được pháp luật phong kiến bảo vệ tuyệt đối thơng qua những qui định bất bình đẳng giữa địa vị người vợ cả và vợ lẽ trong các bộ luật phong kiến. Vì vậy, nếu người vợ thứ đánh chửi người vợ cả cũng đã làm đảo lộn trật tự thê thiếp theo quan điểm Nho giáo, nên theo truyền thống này mà pháp luật qui định về việc người chồng bỏ vợ thứ khi vợ thứ vi phạm điều này.
Và người vợ cũng có quyền li dị chồng nếu người chồng vi phạm các điều khoản theo điều 119 Bộ dân luật Bắc Kì 1931, trong đó có một số điều khoản được học tập từ các bộ luật phong kiến.
Trường hợp người vợ xin li hôn chồng theo khoản 2 điều 119 khi người chồng bỏ nhà đi quá hai năm, khơng có cớ gì chính đáng và khơng lo liệu ni nấng vợ con. Trường hợp này người chồng cũng vi phạm nghĩa vụ đồng cư như đã nói ở trên giống người vợ.
Trường hợp người chồng làm trái trật tư thê thiếp. Đây là một trong những điều cấm kết hôn theo các bộ luật phong kiến. Bởi theo quan điểm về gia đình của Nho giáo thì qui tắc gia trưởng trong gia đình ln được đảm bảo. Địa vị của
người vợ cả (vợ chính) chính là những bậc tơn trưởng trong gia đình khi so với vợ lẽ hay với con cái. Chính vì vậy nếu người chồng đảo lộn trật tự thê thiếp sẽ làm cho gia đình khơng cịn nề nếp.
Đó chính là những dun cớ li hơn mà Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 đã kế thừa từ các bộ luật phong kiến.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện rất nhiều các lí do li hơn mới mà bộ luật này học tập từ Bộ Dân luật Pháp.
Trong Bộ Dân luật Pháp, mặc dù khơng có sự giải thích một cách rõ rệt, song có thể thấy được chia thành hai lí do li hơn làm hai loại:
Thứ nhất là li hôn cổ điển theo trường hợp: do ngoại tình, người vợ hoặc chồng mang trọng án.
Thứ hai li hơn do có trường hợp ngược đãi, bạo hành và nhục mạ, Tòa án sẽ thẩm định và xử cho li hôn nếu xét thấy rằng trong trường hợp này hai vợ chồng cịn có thể sống chung được với nhau.
Trong Bộ dân luật Bắc Kì 1931, trường hợp li hôn do người vợ hoặc chồng mang trọng tội được qui định tại khoản 2 điều 120. Điều này được mô phỏng theo Bộ Dân luật Pháp ở điều 231. Các loại trọng tội này thường có là tử hình, khổ sai chung thân.
Điều 121 Bộ Dân luật Bắc Kì quy định, vợ chồng chỉ có thể cùng nhau xin thuận tình li hơn sau khi đã kết hơn được 2 năm. Theo Điều 122 Bộ Dân luật Bắc Kì, đơn xin li hơn phải nộp tại toà đệ nhị cấp nơi trú quán của bên bị đơn. Khi chấp nhận cho hai vợ chồng thuận tình li hơn, các nhà làm luật đã thừa nhận ý chí của hai vợ chồng trong việc mong muốn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên việc giới hạn thời gian là giá thú phải trên hai năm cho thấy: các nhà làm luật khơng muốn có những cuộc ly hơn quá vội vàng ngay sau khi kết hôn. Về phương diện thủ tục, tuy là thuận tình ly hơn nhưng cả vợ và chồng vẫn phải tuân theo thủ tục ly hơn thơng thường.
Trường hợp li hơn vì bị ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ là một duyên cớ li hôn được qui định tại khoản 1 điều 120 bộ Dân luật Bắc Kì 1931.Qui định này mơ phỏng theo điều 231 cũ của bộ Dân luật Pháp. Theo ý của các nhà soạn thảo bộ Dân luật Pháp 1804 thì mỗi danh từ sau có một ý nghĩa chính xác. Ngược đãi (excès) là những hành vi gây nguy hại đến tính mệnh của người vợ hoặc chồng. Bạo hành (sesvices) là những hành vi làm thương tổn đến nhân thân người vợ hoặc chồng nhưng chưa gây nguy hiểm đến tính mạng. Sự nhục mạ (injures) là
những lời chửi rủa, khinh bỉ đối với vợ hoặc chồng. Và đây cũng là ý nghĩa của các từ đó mà nhà làm luật đã chấp nhận trong bộ Dân luật Bắc Kì 1931.
2.1.2.2. Trong chế định gia đình
a) Phụ quyền
Phụ quyền được hiểu là quyền của cha mẹ đối với các con.
Trong gia đình Việt Nam cổ truyền đặt trên căn bản phụ hệ, cha mẹ nói chung, và người cha nói riêng, có những quyền hạn rất rộng đối với con trên phương diện nhân thân và phương diện tài sản, khiến nhiều học giả người nước ngoài thường so sánh người gia trường Việt Nam với người gia trưởng trong pháp luật phong kiến La Mã. Theo ý niệm trong dân luật của Pháp, phu quyền thuộc về cả hai cha mẹ khi song thân đều còn sống. Tuy nhiên, người cha với tư cách là người gia trưởng có quyền lực cao hơn. Khi cha chết thì người mẹ thay thế người cha.
So sánh quan niệm phụ quyền phương Tây và quyền gia trưởng trong pháp luật phong kiến Việt Nam có thể thấy rằng, quyền của cha mẹ trong luật Việt Nam phong kiến có nhiều sự khác biệt. Người cha mẹ khơng có quyền sinh tử đối với các con. Ngồi ra, nếu xem luật thừa kế phong kiến có thể thấy người cha khơng những khơng có tồn quyền sử dụng các tài sản ấy mà cịn bó buộc qui tắc về sự chỉ định người được hưởng phần hưởng hỏa. Các phép tắc này do nhà làm luật đặt ta với mục đích bảo vệ gia đình và phụng sự gia tiên.
Trong khn khổ gia đình theo phụ hệ chế, tượng trưng tối cao của gia đình là người gia trưởng. Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, cha mẹ có quyền cầm cố và bán con, quyền từ con và quyền được các con cháu vâng lời một cách tuyệt
đối.
Cịn về tài sản, trong gia đình các con cháu khơng có quyền hành nào với tài sản cả. Nền luân lí Khổng giáo vốn dạy rằng: “Phụ mẫu tại, bất cảm hữu ký thân, bất cảm tư kỳ tài”. Nghĩa là cịn cha mẹ thì ngay cả tấm thân người con cũng khơng phải của mình, và của riêng cũng khơng có.
riêng nếu cịn ở với cha mẹ.
Theo quan điểm của bộ Dân luật Pháp, thì “phụ quyền” được coi như một uy quyền để bảo vệ. Nói khác, những quyền mà pháp luật cơng nhận cho các bậc cha mẹ đối với các con vụ thành viên chưa thốt quyền, chỉ có một mục đích giúp cha mẹ thi hành được nhiệm vụ bảo dưỡng và giáo dục các con.
Phụ quyền đã được qui định theo đúng tinh thần này ở Bộ Dân luật Bắc Kì 1931. Trong bộ Dân luật Bắc kì duy trì quan niệm cổ truyền qui định rằng các con phải chịu phụ quyền, suốt cả trong khi sinh thời của cha mẹ. Vì vậy, người con mặc dầu đã tới tuổi thành niên, vẫn phải chịu phụ quyền trừ hai trường hợp:
- Nếu đã được thoát quyền
- Nếu sau khi lập gia đình đã được cha mẹ ưng thuận cho đi ở riêng,
Thật ra đối với các con đã đi ở riêng như vậy, họ đã có tư cách gia trưởng đối với gia đình riêng của họ, nhưng cha mẹ vẫn còn một thế lực tinh thần rất mạnh trong những lời khuyên răn dạy dỗ như đã nói ở trên.
Tuy nhiên, việc cha mẹ được phép bán con hay cầm cố con theo pháp luật phong kiến đã bị hủy bỏ. Điều 208 Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 qui định rõ là cấm cha mẹ không được phép đem con cái đi cầm cố hoặc gán để trừ nợ. Khế ước gán con để cầm cố hoặc trừ nợ sẽ là khế ước vô hiệu.