Quyền giám hộ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI THUỘC PHÁP-PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ KẾT HỢP PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁP (Trang 38 - 39)

Trong trường hợp thông thường, các con vị thành niên chung sống với cha mẹ được cha mẹ đồng lòng chăm sóc và bảo vệ quyền lợi. Nhưng nếu một trong hai cha mẹ chết trước, vấn đề bảo vệ các con vị thành niên trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, để bảo vệ một cách hiệu quả những quyền lợi của các con vị thành niên, tại nhiều nước Âu Mỹ, người ta đã dự liệu về chế định giám hộ.

Ngoài ra, khi cha mẹ còn sống, các con cũng có thể được thoát thân quyền, hoặc do sự ưng thuận của cha mẹ, hoặc do kết hơn. Tuy nhiên, vì các người ấy chưa đến tuổi trưởng thành cho nên cũng cần phải trù liệu một chế độ bảo vệ quyền lợi của họ một cách thích đáng [18, tr.41].

Giám hộ (theo tiếng Pháp là la tutelle) là một định chế mà luật pháp phương Tây thiết lập để bảo vệ các trẻ vị thành niên, khi một trong hai cha mẹ chết sớm. Trong trường hợp này, trẻ em được gọi là bảo nhi (le pupille)

Pháp luật phong kiến cũng như tục lệ của nước ta không biết tới định chế này. Đối với thân phận của các con cái, quan niệm phương Đông khác hẳn với quan niệm phương Tây. Khi nghiên cứu về phụ quyền chúng ra đã biết rằng lúc cha mẹ cịn sống thì con cái tuyệt nhiên khơng bao giờ có của riêng. Ngay đến khi cha mẹ đã mất hết thì gia đình vẫn cịn ở vị trí quản lí của những bậc gia trưởng cao niên trong dịng tộc. Khơng có một biện pháp nào được ấn định để bảo vệ quyền lợi của các trẻ.

Nói tóm lại, trong pháp luật phong kiến khơng có những ý niệm: vị thành niên, giám hộ. Cách quy định trong Bộ luật dân sự Bắc Kì đều mượn ở kỹ thuật phương Tây, kĩ thuật lập pháp của Bộ Dân luật pháp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI THUỘC PHÁP-PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ KẾT HỢP PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁP (Trang 38 - 39)