Sự thoát quyền

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI THUỘC PHÁP-PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ KẾT HỢP PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁP (Trang 39 - 43)

Điều 261 đến 270 của Bộ Dân Luật Bắc kì nói về sự thốt quyền. Những điều khoản này chúng ta học tập từ các quy định của Bộ Dân luật Pháp, theo quan niệm này, thoát quyền (tiếng pháp là emsancipation) là một định chế đặc biệt thừa nhận cho trẻ vị thành niên được quyền tự lập về nhân thân và được quyền tham dự vào việc quản lí tài sản của họ [22, tr.195].

Nói một cách khác về nhân thân, trẻ vị thành niên thốt quyền khơng cịn phải chịu phụ quyền hay sự giám sát và điều khiển của người giám hộ. Về phương diện quản lí tài sản, tuy thốt quyền khơng có hồn tồn năng lực dân sự để kí kết một mình vào các giao dịch dân sự hợp pháp, song chính họ được tham gia vào các giao dịch đó, chỉ cần có sự phụ giúp của một người mà pháp luật cho phép sẽ cố vấn cho họ. Trong luật của Pháp gọi người này là viên quản tài. Khác với viên giám hộ đứng đại diện cho trẻ vị thành niên trong tất cả các hành vi dân sự liên quan đến trẻ, viên quản tài thủ một vai trò kém phần quan trọng vì chỉ là người cố vấn phụ tá, cịn người kí chứng nhận là trẻ thốt quyền chứ khơng phải viên quản tài.

Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, chế định thốt quyền khơng được quy định rõ ràng theo quan điểm của phương Tây. Điều này cũng dễ hiểu vì theo quan điểm của luật nước ta, khơng có một định chế nào có mục đích giải phóng cho các con cháu vị thành niên ra khỏi phụ quyền và ban cấp cho chúng một sự năng lực như dân luật Pháp. Hơn nữa, chính các ý niệm thành niên và vị thành niên cũng không hề được các nhà lập pháp xa xưa biết tới. Trong xã hội cũ, trên cơ sở luân lí cũng như cơ sở pháp luật, các con không thể sống cách biệt với cha mẹ, với tài sản riêng được, dù đã có gia đình và trưởng thành cũng vậy. Như vậy nên độ tuổi không ảnh hưởng đến năng lực dân sự.

Vì vậy có thể thấy rằng, chế định thốt quyền được ghi trong Bộ luật dân sự Bắc kì 1931 là một chế định của phương Tây, cụ thể là trong Bộ dân Luật Pháp.

Hơn nhân và gia đình là một trong những khía cạnh quan trọng của đời sống xã hội. Nó bị ảnh hưởng và chi phối rất nhiều bởi các phong tục tập quán và qui tắc ứng xử lễ nghi truyền thống. Vì vậy thơng qua các điều khoản trong chế định hơn nhân và gia đình trong bộ Dân luật Bắc Kì 1931, có thể thấy được rằng các nhà làm luật đã nhận thức được các qui tắc ứng xử từ phong tục tập quán có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Việt Nam thời kì đó nên đã chủ yếu áp dụng các

2.1.3.Sự kết hợp trong chế định sở hữu

Tinh thần cơ bản trong Bộ Dân luật Bắc kỳ được phỏng theo Bộ Dân luật Pháp, nhưng phần nào đã phản ánh được phong tục tập quán của người Việt Nam.

Chế định về sở hữu là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật, cũng như trong chính sách dân sự và trong giao lưu hang hố của mỗi Nhà nước; đây cũng là một chế định hết sức quan trọng trong pháp luật các triều đại phong kiến cũng như trong thời kì thực dân Pháp đặt ách thống trị lên

nước ta.

một cách cụ thể bằng các chế định pháp luật trong Bộ Dân luật Bắc Kì 1931. Tinh thần cơ bản của các chế định sở hữu trong bộ luật này là phỏng theo bộ Dân luật Pháp, nhưng phần nào phản ánh được phong tục tập quán của người Việt Nam.

Khi xây dựng các chế định về quyền sở hữu, Bộ Dân Luật Bắc kì đã vừa học tập các chế định về đối tượng sở hữu, chủ sở hữu, nội dung quyền sở hữu, căn cứ chấm dứt quyền sở hữu nhưng cũng có rất nhiều điểm khác biệt học tập từ Bộ Dân luật Pháp 1804, đó là các cách phân biệt về tài sản, quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền ứng dụng thu lợi và quyền địa dịch. Những qui định này pháp luật phong kiến Việt Nam hầu như khơng hề nói đến nên chúng ta chủ yếu học tập từ các điều khoản trong bộ Dân luật Pháp.

Phân loại tài sản

Phân loại tài sản thành hai loại động sản và bất động sản. Bộ luật liệt kê những tài sản thuộc bất động sản, những tài sản là động sản.

Đây là một điểm mới được học tập từ Bộ luật Dân sự Napoleon của Pháp. Có thể xem đây là cách phân loại phổ biến, bởi lẽ đây là cách phân loại quan trọng nhất mà hầu hết pháp luật các nước đều ghi nhận. Điển hình phải kể đến Bộ luật dân sự Pháp. Cấu trúc của Bộ luật dân sự Pháp đã cho thấy một sự logic trong việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản. Trước hết điều 516 BDL Pháp đã khái quát: “Tất cả tài sản là động sản hoặc bất động sản”. Kế đến, Bộ luật dân sự Pháp đưa ra 3 tiêu chí để xác định một tài sản là bất động sản bao gồm: bất động sản do bản chất, bất động sản do mục đích sử dụng và bất động sản do đối tượng gắn liền với đất.

Điều 518 BDL Pháp đã khẳng định: “Đất đai và các công trình xây dựng

là bất động sản do bản chất”. Tiếp theo, các điều từ 519 BDL Pháp đến điều

521

BDL Pháp là các quy phạm liên quan đến “cối xay gió, cối xay nước được gắn cố định trên cột trụ và là một Bộ phận của cơng trình xây dựng”, các loại mùa màng chưa hái, cây cối chưa đốn hạ cũng đều được xem là các bất động sản do bản chất. Từ điều 522 BDL Pháp đến điều 525 BDL Pháp, Bộ luật dân sự Pháp tiếp tục quy

định về các tài sản được xem là bất động sản do mục đích sử dụng như: các loại gia súc phục vụ trong trang trại, các loại đường ống dẫn nước cho một cơng trình xây dựng, các loại nơng cụ, đồ đạc trong nhà gắn vĩnh viễn vào tài sản cố định… Đây là những loại tài sản về bản chất là động sản, song lại là một “phần phụ” gắn liền với bất động sản do những mục đích sử dụng riêng, vì thế mà pháp luật xem chúng như những bất động sản. Quy định này được lý giải bởi tất cả các tài sản này đều cần thiết cho việc phục vụ, khai thác ruộng đất hoặc chúng được chủ sở hữu gắn với các tài sản cố định mà nếu tách rời có thể làm hư hỏng đồ vật hoặc phần tài sản mà vật đó gắn vào, nói cách khác bất động sản sẽ khơng cịn ngun vẹn (về công năng hoặc mỹ quan) nếu như thiếu đi những động sản đó. Bên cạnh đó, pháp luật Pháp cũng cho rằng để tồn tại khái niệm “bất động sản do mục đích” thì bất động sản và động sản phải cùng một chủ sở hữu nếu khơng thì khái niệm “phần phụ” cũng mất đi. Chính vì những đặc điểm này đã dẫn tới hệ quả, bắt đầu từ thời điểm khơng cịn mối liên hệ trực tiếp giữa động sản và bất động sản, thì mọi tài sản là “bất động sản do mục đích sử dụng” sẽ khơng được coi là bất động sản nữa. Mặt khác, chủ sở hữu ln có thể chấm dứt tư cách của một “bất động sản do mục đích sử dụng” bằng cách tách rời tài sản đó ra khỏi bất động sản, khi đó, tài sản sẽ lại trở về mang tư cách của một động sản theo bản chất. Cuối cùng, điều 526 BDL Pháp quy định về các tài sản là bất động sản do gắn liền với đất bao gồm: hoa lợi từ bất động sản, các quyền địa dịch hay các dịch quyền, các tố quyền nhằm đòi lại một bất động sản.

Mở đầu chương “Các động sản”, điều 527 BDL Pháp đã khái quát lại hai tiêu chí để xác định một động sản, theo đó: “Tài sản là động sản do bản chất của chúng hoặc do luật định”. Điều 528 BDL Pháp đã giải thích cụ thể một tài

sản là động sản do bản chất khi nó có khả năng tự di chuyển hoặc có thể dịch chuyển nhờ tác động bên ngồi mà vẫn giữ ngun được hình dạng, kích thước và tính chất vốn có của tài sản. Điều 529 BDL Pháp liệt kê các loại tài sản là động sản do luật định bao gồm: trái phiếu, cổ phiếu trị giá bằng tiền, các cổ phần, lãi suất trong các công ty khi các công ty này tồn tại, các khoản lợi tức… Ngoài ra điều

533 BDL Pháp còn quy định các loại tài sản như tiền, các tác phẩm nghệ thuật… cũng là động sản.

Để phân loại tài sản, tài sản có hai nghĩa:

Nghĩa thứ nhất: Tài sản là đồ vật, tiền bạc, nhà cửa tức là những thứ gì có một lợi ích cho ta và có một giá trị kinh tế hay tài chính nào đó có thể đánh giá bằng tiền bạc.

Điều 546 Dân luật Pháp nói rằng:

Tất cả các tài sản là động sản hay là bất động sản.

Tức là ta phải hiểu khơng có một loại tài sản thứ ba nào ngoài hai loại động sản và bất động sản.

Tiếp thu từ cách phân loại này, lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam, ở Bộ dân luật Bắc Kì 1931 đã phân biệt các loại tài sản từ điều 449 đến 457 của BDL Bắc Kì 1931 đã phân biệt rõ tài sản có hai loại: động sản và bất động sản, theo đúng như quan điểm của BDL Pháp.

Nghĩa thứ hai: tài sản còn chỉ những quyền lợi mà các đồ vật đó là đối tượng. Một số vật có giá trị vì những quyền lợi ta có thể lấy ở vật đó ra. Những lợi quyền đó cũng là tài sản.

Điều 449 Bộ luật dân sự Bắc Kì chia bất động sản ra làm ba loại: do tính chất của nó, do mục đích của nó hoặc vì quyền sử dụng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI THUỘC PHÁP-PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ KẾT HỢP PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁP (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w