Nghĩa vụ nhân thân

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI THUỘC PHÁP-PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ KẾT HỢP PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁP (Trang 28 - 29)

Về phương diện nhân thân, hai vợ chồng phải tôn trọng một số nghĩa vụ như: nghĩa vụ đồng cư, và nghĩa vụ chung thủy.

- Nghĩa vụ đồng cư

Sau lễ đón dâu, người đàn bà phải về ở với chồng, hay nói đúng hơn, là ở trong gia đình chồng, vì trong xã hội cổ, vợ chồng thường vẫn sống chung với cha mẹ trong khuôn khổ đại gia đình. Pháp luật phong kiến trong cả hai Bộ Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ đều có những chế tài nghiêm khắc điều chỉnh việc nếu người vợ vi phạm nghĩa vụ này, và người chồng tuy không bị trừng trị theo chế tài như người vợ nhưng nếu khơng thực hiện đúng nghĩa vụ đồng cư thì cũng sẽ có khả năng bị vợ bỏ [15, tr.209].

Điều này khác với quan niệm pháp luật ở các nước Âu- Mỹ, đó là vợ chồng được lựa chọn nơi cư trú và không buộc phải ở cùng nhau. Bộ Dân luật Pháp cũng khơng có điều khoản quy định về vấn đề này.

Tuy nhiên, Bộ dân luật Bắc Kì 1931 đã tiếp thu quan niệm này của các nhà làm luật phong kiến khi quy định ở điều 93 rằng vợ chính “ có quyền được ở và buộc phải ở cùng chồng”.

Và cũng theo tục lệ cổ, nếu khi có sự bất hịa giữa vợ cả và vợ lẽ, người vợ lẽ có thể được chồng cho ở riêng, nhưng bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng để ở trong gia đình, nơi vợ cả ở với chồng, và có lẽ vì vậy đã có những danh từ chính thất, thứ thất để phân biệt nơi ở của vợ cả và vợ lẽ.

- Nghĩa vụ chung thủy

Trong Bộ dân Luật 1931 tại điều 92 quy định “… Người vợ chính và

người vợ thứ phải giữ tiết và phục tịng với chồng”

Và cũng khơng thấy nói quan hệ chung thủy ngược lại của người đàn ông đối với những người vợ của mình. Điều đó cho thấy, Bộ dân luật Bắc kì đã thừa kế theo quan niệm của pháp luật phong kiến, công nhận chế độ đa thê của người đàn ông. Không những công nhận cho người chồng được lấy vợ cả (thê) và vợ thứ (thiếp), pháp luật phong kiến cịn khơng hạn chế số vợ thứ; ngồi ra tục lệ cịn thừa nhận cho người chồng được lấy thêm các nàng hầu không cần cưới xin như đối với các vợ lẽ [15, tr.214].

Vì vậy, trong Bộ dân luật này, người chồng khơng phải tôn trọng nghĩa vụ chung thủy trong giá thú. Trái lại thì người vợ bất luận là vợ cả hay vợ lẽ, sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy này đều sẽ bị trừng trị một cách nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI THUỘC PHÁP-PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ KẾT HỢP PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁP (Trang 28 - 29)