Sở hữu tư nhân Quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo vệ, bao

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI THUỘC PHÁP-PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ KẾT HỢP PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁP (Trang 47 - 49)

- Bất động sản do quyền sử dụng: được qui định tại điều 453 Bộ Dân luật

c) Sở hữu tư nhân Quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo vệ, bao

gồm quyền chiếm hữu, hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối, miễn là không vi phạm vào những điểu mà pháp luật cấm (Điều 462 Dân luật Bắc Kỳ).

Người chủ sở hữu một động sản hoặc một bất động sản có quyền được hưởng tất cả các vật của nó sinh ra hoặc các vật phụ thuộc theo nó, hoặc do tự nhiên mà có, hoặc tự mình làm ra, quyền đó gọi là quyền phụ thiêm (Điều 465 Dân luật Bắc kỳ).

Quyền phụ thiêm bao gồm quyền của một người được hưởng: các sản vật của ruộng đất, các con vật do gia súc đẻ ra, các hoa lợi về hộ luật (Điều 466 Dân luật Bắc Kỳ).

Người chủ sở hữu ruộng đất có quyền sỏ hữu ở trên, ở dưới mặt đất trừ các mỏ thì phải theo các quy định riêng của pháp luật. Ở trên mặt đất, chủ sở hữu có quyền trồng trọt, xây dựng trừ khi pháp luật hạn chế, ở dưới đất, chủ sở hữu có quyền xây dựng và khai đào, khi đào bới được sản vật gì thì có quyền thu dụng, trừ trường hợp pháp luật hạn chế (Điều 471 Dân luật Bắc Kỳ).

Nếu một người dùng vật liệu của mình trồng trọt hoặc làm nhà cửa trên đất của người khác, thì người chủ sở hữu có quyền giữ lấy hay bắt dỡ đi. Nếu chủ sở hữu bắt dỡ đi thì người đã làm nhà hoặc trồng cây cối đó phải chịu hồn tồn phí tổn, nếu chủ đất có thiệt hại gì người làm đó phải bồi thường thiệt hại. Nếu người chủ đất muốn lưu giữ cấy cối và các thứ kiến trúc khác thì phải trả giá tiền vật liệu, nhân công, nhưng không kể sự trồng trọt hoặc kiến trúc ấy đã làm cho đất tăng giá trị lên ít nhiều (Điều 473, 474 Dân luật Bắc Kỳ)

Người nào dùng vật liệu khơng phải của mình mà chế tạo ra một đồ đạc gì, nếu cơng làm có giá trị hơn vật liệu thì được giữ lấy đồ đạc ấy, nếu khơng thì phải trả lại cho chủ vật liệu. Nếu người chế tạo khơng có lịng ngay, tuy cơng làm q hơn vật liệu, Tịa án có thể bắt hồn đồ vật cho chủ vật liệu (Điều 480 Dân luật Bắc Kỳ).

Pháp luật còn quy định chim bồ câu đến chuồng nào và cá vào vũng ni cá nào thì người chủ chuồng và chủ ao hay vũng ấy có quyền sỏ hữu, miễn là không dùng kế để nhử đến (Điều 479 Dân luật Bắc Kỳ).

Quyền sở hữu của chủ sở hữu có thể do được thừa kế, do thực hiện các giao dịch dân sự thông qua các khế ước, hoặc do chiếm hữu một tài sản theo quy định của pháp luật.

Đối với bất động sản, người chiếm hữu trong vòng 15 năm liên tiếp trở thành sở hữu chủ. Việc chiếm hữu phải ngay thẳng, công nhiên, không gián đoạn, khơng ám muội. Nêu người chiếm hữu khơng có văn tự chính đáng làm bằng hoặc có văn tự nhưng xét ra người ấy gian dối, thì thời hiệu trở thành chủ sở hữu là 30 năm (Điểu 551 Dân luật Bắc Kỳ).

cách chính đáng, ngay tình thì tức khắc trở thành sỏ hữu chủ đối với vật đó (Điều 553 Dân luật Bắc Kỳ).

Người nào đánh mất hay bị ăn trộm một động sản, trong một năm kể từ ngày mất mà thấy vật ấy ở tay một người nào khác cũng có thể địi lại, người chiếm hữu có quyền kiện người đã trao vật ấy cho mình (Điểu 554 Dân luật Bắc Kỳ).

Chủ sở hữu tài sản là bất động sản phải đăng ký tài sản đó vào sổ địa bạ hoặc sổ bảo tồn điền trạch theo quy định của pháp luật (từ Điều 505 đến Điều 509

Dân luật Bắc Kỳ). Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản khi có tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI THUỘC PHÁP-PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ KẾT HỢP PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁP (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w