- Bất động sản do quyền sử dụng: được qui định tại điều 453 Bộ Dân luật
d) Quyền sở hữu chung
Khi một vật thuộc quyền sở hữu của nhiều người mà khơng thể phân chia vật đó ra được, thì những người này được gọi là đồng sở hữu chủ đối với vật đó. Mỗi một đồng sở hữu chủ có quyền lợi và trách nhiệm đối với tài sản chung, đều có quyền định đoạt tài sản chung (Điểu 482 Dân luật Bắc Kỳ).
Các đồng sở hữu chủ đều có quyền quản trị tài sản chung, có thể trơng coi, tu bổ, canh tác và được hưởng dụng tài sản chung nhưng không được xâm phạm đến quyền của người khác (Điều 484 Dân luật Bắc Kỳ). Khi muốn chuyển dịch, cầm cố hay đặt các vật quyền khác thuộc tài sản chung phải được sự đồng ý của các đồng sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quyền đồng sở hữu bị chấm dứt trong trường hợp đem tài sản ra phân chia, đem ra bán hoặc bằng cách hòa mại, bán đấu giá rồi lấy tiền bán được mà chia nhau; hoặc trong trường hợp một hay nhiều người đồng sở hữu mua lại phần của người khác.
Bất cứ một đồng sở hữu chủ nào cũng có quyền yêu cầu đem tài sản thuộc sở hữu chung ra phân chia. Việc phân chia tài sản chung có thể do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. Khi đem tài sản ra chia mà các phần khơng bằng nhau thì có thể lấy tiền bù vào.
Những tài sản không được phân chia:
Những khoảng đất dùng chung nhiều bất động sản như đường cái, lối đi... Tường rào dùng chung cho những bất động sản liên tiếp nhau. Đối với tường rào chung, các đồng sở hữu chủ có nghĩa vụ tu bổ và làm lại bức tường chung (Điều 491 Dân luật Bắc Kỳ); Không được tự do đâm xoi vào bức tường chung nếu chủ sở hữu kia không đồng ý (Điều 493 Dân luật Bắc Kỳ) chịu mọi phí tổn giữ gìn tường lũy chung...
Quyền hưởng dụng, thu lợi
Quyền hưởng dụng thu lợi là quyền hưởng dụng vật sở hữu của người khác, cũng như sở hữu chủ vậy. nhưng phải giữ nguyên vật ấy cho chủ sở hữu. Người hưởng dụng thu lợi được quyền hưởng dụng tất cả các hoa lợi do vật mình được quyền hưởng dụng sinh ra, hoặc bởi thiên nhiên, hoặc thuộc về hộ luật mà sinh ra. Người hưởng dụng thu lợi chỉ phải làm những việc sửa chữa để giữ gìn vật sản mà thơi. Việc đại tu bổ thì thuộc về phần người sở hữu chủ.
Địa dịch
Địa dịch là một chế định pháp luật phong kiến Việt Nam chưa từng xuất hiện. Đó là những hạn chế mà một bất động sản phải gánh (gọi là bất động sản chịu địa dịch) để làm ích cho một bất động sản của người khác (gọi là bất động sản hưởng địa dịch) (Điểu 602 Dân luật Bắc kỳ ).
Địa dịch là do địa thế tự nhiên hoặc do pháp luật quy định hoặc do các chủ sở hữu tự ước định với nhau.