Những công thức không đúng

Một phần của tài liệu 10 tong quan bo tu ban (1) (Trang 31 - 34)

= =

Những công thức này biểu hiện sai lệch mức độ bóc lột lao động thực sự.

TIỀN CÔNG

Phần này gồm 4 chương: XVII, XVIII, XIX, XX

Chương XVII. Sự chuyển hoá của giá trị sức lao động hay giá cả sức lao động thành tiền công

Tiền công là giá cả của sức lao động nhưng trên bề mặt của xã hội tư sản, nó lại thể hiện thành giá cả của lao động.

Trên thực tế, cái trực tiếp đối diện với kẻ sở hữu tiền ở thị trường hàng hố khơng phải là lao động mà là người lao động. Cái mà người lao động bán là sức lao động của anh ta. Một khi lao động của anh ta thực sự bắt đầu, thì nó khơng cịn thuộc về anh ta nữa, do đó anh ta khơng cịn có thể bán lao động đó được. Lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, nhưng bản thân lao động thì khơng có giá trị.

Chương XVIII: Tiền cơng tính theo thời gian

Bản thân tiền cơng có nhiều hình thức khác nhau. Ở đây chỉ trình bày tóm tắt hai hình thức cơ bản đang thống trị mà thơi. Đó là tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm.

Số tiền mà công nhân nhận được về ngày lao động, tuần lao động v.v… của mình là tiền cơng danh nghĩa. Nhưng tuỳ theo độ dài ngày lao động mà cùng một số tiền cơng như nhau lại có thể đại diện cho một giá cả lao động rất khác nhau, tức là đại diện cho những số tiền rất khác nhau trả cho cùng một số lượng lao động. Vì vậy, khi nói đến tiền cơng tính theo thời gian thì lại phải phân biệt tổng số tiền công - tiền công ngày, tiền cơng tuần v.v… với giá cả lao động. Tìm giá cả ấy bằng cách chia giá trị hàng ngày trung bình của sức lao động cho số giờ của ngày lao động trung bình.

Những sự tăng lên của tiền cơng danh nghĩa hàng ngày, hay hàng tuần có thể đi kèm theo với một giá cả lao động không thay đổi hay sụt xuống.

Việc quy định giá cả lao động bằng phân số:

chứng minh rằng chỉ việc kéo dài ngày lao động cũng đã làm cho giá cả lao động sụt xuống, nếu khơng có sự bù đắp nào khác.

Trong phân số trên mỗi giờ lao động cũng chỉ nhận được tiền trả cho thời gian lao động tất yếu, còn lao động thặng dư vẫn thuộc về nhà tư bản, mặc dù biểu hiện bề ngồi là làm nhiều giờ hưởng nhiều, làm ít giờ hưởng ít.

Chương XIX: Tiền cơng tính theo sảm phẩm

Tiền cơng tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hố của tiền cơng tính theo thời gian, cũng như tiền cơng tính theo thời gian là hình thức chuyển hóa của giá trị hay giá cả sức lao động.

Cứ mỗi sản phẩm người công nhân nhận được một số tiền nhất định, làm nhiều sản phẩm bao nhiêu được lĩnh nhiều tiền bấy nhiêu, dường như giá cả lao động do năng lực công tác của người đó quyết định. Thực ra thì mỗi sản phẩm đều chỉ được trả phần lao động tất yếu còn phần lao động thặng dư vẫn khơng được trả cơng.

Hình thức tiền cơng tính theo sản phẩm cũng khơng hợp lý như hình thức tiền cơng tính theo thời gian.

Nhưng trong hình thức tiền cơng tính theo sản phẩm chất lượng của lao động được kiểm tra bởi chính ngay sản phẩm của lao động. Chỉ những sản phẩm đạt chất lượng tốt, trung bình mới được trả cơng đầy đủ. Tiền cơng tính theo sản phẩm cung cấp cho nhà tư bản một thước đo hồn tồn chính xác để đo cường độ lao động. Chỉ có thời gian lao động nào nhập vào khối lượng sản phẩn đã được quy định trước, thì mới được coi là thời gian lao động xã hội cần thiết và mới được trả cơng.

Vì chất lượng và cường độ lao động ở đây đã bị chính ngay hình thức tiền cơng kiểm sốt nên cơng việc giám đốc lao động phần lớn trở thành thừa.

Do lợi ích cá nhân, người cơng nhân làm q sức để tạo ra nhiều sản phẩm nhằm tăng thu nhập, nên ngay cả khi tiền công tính theo sản phẩm khơng thay đổi, tự bản thân nó cũng đã bao hàm một sự giảm xuống trong giá cả của lao động rồi.

Qua sự trình bày trên có thể thấy tiền cơng tính theo sản phẩm là hình thức tiền cơng thích hợp nhất với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Chương XX: Những sự khác nhau trong tiền công của các nước

Khi so sánh tiền công giữa các nước khác nhau cần phải cân nhắc đến tất cả các yếu tố quyết định sự thay đổi trong đại lượng giá trị của sức lao động; giá cả và khối lượng những nhu cầu sinh sống thiết yếu tự nhiên và đã phát triển trong lịch sử; những chi phí đào tạo cơng nhân, vai trị của lao động phụ nữ và trẻ em, nắng

tiền cơng trung bình hàng ngày của một ngành sản xuất giống nhau trong các nước khác nhau thành ngày lao động có độ dài bằng nhau. Rồi lại cịn phải chuyển tiền cơng tính theo thời gian thành tiền cơng tính theo sản phẩm vì chỉ có hình thức tiền công này mới là thước đo năng suất lao động cũng như cường độ lao động.

Cường độ lao động trung bình thay đổi từ nước này sang nước khác, ở nước này cường độ đó cao hơn, ở nước kia cường độ thấp hơn. Con số trung bình của các cường độ đó cấu thành một cái thang mà đơn vị đo lường của nó là đơn vị trung bình của lao động tồn thế giới. Bởi vậy, so với một lao động dân tộc có cường độ thấp hơn thì trong một thời gian như nhau, lao động dân tộc có cường độ cao hơn sẽ sản xuất ra nhiều giá trị hơn, biểu hiện ra trong một lượng tiền nhiều hơn.

Nhưng quy luật giá trị áp dụng vào phạm vi quốc tế lại còn bị sửa đổi nhiều hơn nữa, do chỗ trên thị trường thế giới, lao động dân tộc có năng suất cao hơn cũng được coi như lao động có cường độ cao hơn, nếu như cạnh tranh không bắt buộc nước có năng suất cao hơn phải hạ thấp giá bán hàng hố của mình xuống ngang với giá trị của hàng hố đó.

Ở trong mỗi nước, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển bao nhiêu, thì ở đó cường độ và năng suất lao động dân tộc lại càng vượt quá mức quốc tế bấy nhiêu. Bởi vậy, những lượng khác nhau của cùng một loại hàng hoá được sản xuất tại các nước khác nhau trong một thời gian lao động như nhau, lại có những giá trị quốc tế khác nhau, biểu hiện thành những giá cả khác nhau, nghĩa là thành những số tiền lớn, nhỏ khác nhau tuỳ theo giá trị quốc tế. Như vậy, tại một nước có nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển hơn thì giá trị trương đối của tiền sẽ nhỏ hơn là ở nước có nền sản xuất tư bản chủ nghĩa kém phát triển hơn. Từ đó có thể thấy rằng tiền công danh nghĩa, tức là vật ngang giá với sức lao động biểu hiện thành tiền, ở nước thứ nhất cũng sẽ cao hơn ở nước thứ hai, nhưng như thế hồn tồn khơng có nghĩa rằng điều đó cũng áp dụng đối với tiền công thực tế, tức là đối với số lượng tư liệu sinh hoạt của người lao động được sử dụng.

Ông Giêm-xơ An-đéc-xơn đã dẫn ra tư liệu: ở Xcốt-len, lao động được đánh giá theo ngày rẻ hơn rất nhiều so với ở Anh. Nhưng lao động tính theo sản phẩm nói chung ở Anh lại rẻ hơn.

Phần thứ bảy

Một phần của tài liệu 10 tong quan bo tu ban (1) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w