luật phổ biến của tích luỹ tư bản chủ nghĩa
Nhân khẩu thừa có ba hình thức: hình thức di động, hình thức tiềm tàng và hình thức ứ trệ.
Nhân khẩu thừa di động tồn tại ở các trung tâm công nghiệp hiện đại. Đó là những cơng nhân lúc thì bị gạt bỏ, lúc thì được thu hút với quy mơ ngày càng lớn hơn, xét tồn bộ thì số người có việc làm tăng lên, tuy với một tỷ lệ ngày càng giảm so với quy mô sản xuất.
Nhân khẩu thừa tiềm tàng là nhân khẩu thừa trong nông thôn, do lượng cầu về nhân khẩu công nhân nông nghiệp ngày càng giảm bớt một cách tuyệt đối, hơn nữa sự sa thải công nhân ở đây lại không kèm theo một sự thu hút nhiều công nhân hơn như ở các ngành phi nông nghiệp. Một bộ phận nhân khẩu nơng thơn vì thế cứ chờ những điều kiện thuận lợi để chuyển sang hàng ngũ giai cấp vô sản thành thị hay công trường thủ công.
Nhân khẩu thừa ứ trệ là một bộ phận của đội qn lao động tại ngũ, nhưng có cơng việc hết sức thất thường. Mức sống của họ sụt xuống thấp hơn mức trung bình
bình thường của giai cấp cơng nhân. Đặc điểm của loại nhân khẩu thừa này là thời gian lao động dài nhất và tiền cơng ít nhất.
Cùng với nhân khẩu thừa tương đối, nạn bần cùng là điều kiện tồn tại của nền nản xuất tư bản chủ nghĩa và là một điều kiện để làm tăng thêm của cải.
Đại lượng tương đối của đội quân công nghiệp trù bị tăng lên cùng với sự tăng lên của sức mạnh của cải. Nhưng đội qn cơng nghiệp trù bị càng đơng thì số nhân khẩu thừa cố định lại càng thêm đơng đảo và sự nghèo khổ của họ tỷ lệ thuận với sự giày vò của lao động của đội quân lao động tại ngũ. Sau hết, những tầng lớp cùng khổ trong giai cấp công nhân càng đông và đội quân công nghiệp trù bị càng lớn, thì sự bần cùng chính thức càng lớn. Đó là quy luật tuyệt đối phổ biến của
tích luỹ tư bản chủ nghĩa
Như vậy, tích luỹ của cải ở một cực này đồng thời cũng có nghĩa là tích luỹ sự nghèo khổ, sự đau khổ của lao động, sự nộ lệ, sự dốt nát, sự cục cằn và sự truỵ lạc tinh thần ở cực đối lập, tức là ở phía giai cấp vơ sản.
Chương XXIV. Cái gọi là tích luỹ ban đầu
Chúng ta đã thấy tiền biến thành tư bản, tư bản sản xuất ra giá trị thặng dư, rồi giá trị thặng dư làm tăng thêm tư bản như thế nào. Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại giả định phải có những khối lượng lớn tư bản và sức lao động ở trong tay những người sản xuất hàng hố. Như vậy, trước tích luỹ tư bản chủ nghĩa phải có một sự tích luỹ “ban đầu”, một tích luỹ khơng phải là kết quả của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà là điểm xuất phát của nó.
Tiền và hàng hố ngay từ đầu khơng phải là tư bản. Sự chuyển hố tiền và hàng hoá thành tư bản chỉ có thể diễn ra khi có hai loại người chủ hàng hoá rất khác nhau phải gặp nhau và tiếp xúc với nhau. Một bên là một người có tiền, có tư liệu sản xuất và có tự liệu sinh hoạt; cần mua sức lao động của người khác để làm tăng thêm số giá trị đã chiếm hữu được. Bên kia là những người lao động tự do, những người bán sức lao động của mình.
Quan hệ tư bản chủ nghĩa giả định phải tách người lao động ra khỏi quyền sở hữu những điều kiện thực hiện lao động. Đó là q trình hai mặt. Một mặt biến tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của xã hội thành tư bản. Mặt khác, biến những người sản xuất trực tiếp thành những người cơng nhân làm th. Do đó, cái gọi là tích luỹ ban đầu chẳng qua chỉ là một quá trình lịch sử tách rời người sản xuất ra
khỏi tư liệu sản xuất. Nó là ‘ban đầu” vì nó tạo thành tiền sử của tư bản và phương thức sản xuất phù hợp với tư bản.
Cơ sở của toàn bộ quá trình này là sự tước đoạt ruộng đất của những người sản xuất nơng nghiệp, của nơng dân. Thí dụ, ở nước Anh, người ta đã dùng bạo lực đuổi nơng dân khỏi những đất đai mà họ cũng có quyền sở hữu phong kiến và bằng cách chiếm hữu đất đai của công xã, biến đồng ruộng thành bãi chăn cừu và cấm những người mất ruộng đi lang thang, buộc họ phải làm thuê trong các trang trại nuôi cừu.
Việc tước đoạt và đuổi một bộ phận dân cư nơng thơn cịn tạo ra thị trường trong nước: trước kia họ thường tự sản, tự tiêu, nay đi làm thuê họ buộc phải mua các tư liệu sinh hoạt cần thiết bằng tiền cơng.
Tích luỹ ban đầu cịn được thực hiện bằng các biện pháp khác như chế độ thực dân, chế độ công trái, chế độ thuế hiện đại, chế độ thuế quan bảo hộ, thương nghiệp, cho vay nặng lãi v.v…
Nhưng tất cả các phương pháp của tích luỹ nguyên thuỷ đều lợi dụng quyền lực nhà nước, tức là bạo lực xã hội tập trung và có tổ chức, để đẩy nhanh q trình chuyển hố của phương thức sản xuất phong kiến thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và rút ngắn những giai đoạn q độ của q trình đó lại. Bạo lực là bà đỡ của một chế độ xã hội cũ đang thai nghén một chế độ mới. Bản thân bạo lực là một tiềm lực kinh tế.
Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản chủ nghĩa. Phương thức chiếm hữu tư
bản chủ nghĩa do phương thức sản xuất tư bản đẻ ra và do đó cả chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đều là sự phủ định đầu tiên đối với chế độ tư hữu cá nhân dựa trên lao động của bản thân. Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một q trình lịch sử tự nhiên. Đó là sự phủ định cái phủ định, sự phủ định này không khôi phục lại chế độ tư hữu, mà khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa; trên cơ sở sự hiệp tác và sự chiếm hữu công cộng đối với ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra.
Do chỉ xuất phát từ mâu thuẫn gay gắt giữa độc quyền của tư bản với tính chất và trình độ xã hội hố của sản xuất ngày càng tăng, mà chưa dự báo được khả năng thích nghi của chủ nghĩa tư bản với sự phát triển của lực lượng sản xuất mới nhờ chống độc quyền (antimonpoly), nên C. Mác đã nhận định: giờ tận số của chế
độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã điểm: Những kẻ đi tước đoạt bị tước đoạt. Nhưng dù sao kết luận về việc chủ nghĩa tư bản đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một q trình lịch sử tự nhiên vẫn đúng.
Chương XXV đề cập học thuyết hiện đại về chủ nghĩa thực dân. Đáng lưu ý là ở các thuộc địa chưa có người cơng nhân làm th, nên có tiền, có tư liệu sinh hoạt, có máy móc và tư liệu sản xuất khác cũng chưa thể trở thành nhà tư bản. Bởi vậy, ở thuộc địa chính phủ quy định giá đất cao, số vốn thu được do bán đất lại đem nhập khẩu những người cùng khổ ở Châu Âu vào thuộc địa để làm thuê cho các nhà tư bản. Giá ruộng đất cao đến mức ngăn cản công nhân thành người nông dân độc lập.
QUYỂN II
(C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 24, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994)
Cần phân biệt lưu thông giản đơn với lưu thông tư bản. Lưu thông giản đơn đã được nghiên cứu trong quyển I, phần thứ nhất, đặc biệt là chương III “tiền tệ hay lưu thơng hàng hóa”.
Q trình phát triển sản xuất đã cải tạo lưu thông giản đơn thành lưu thông TBCN. Không phải hàng hóa lưu thơng mà là tư bản – hàng hóa lưu thơng, trong đó có hàng hóa đặc biệt là hàng hóa – sức lao động cũng lưu thơng.
Chỉ sau khi đã làm sáng tỏ bản chất của tư bản, làm sáng tỏ sự sản xuất và tái sản xuất ra tư bản, mới có thể đặt ra vấn đề lưu thông tư bản.
Vấn đề lưu thông tư bản cũng đã được đề cập trong phần thứ hai, quyển I “sự chuyển hóa của tiền thành tư bản”, khi phân tích cơng thức chung T – H – T’, nhưng trong quyển I đặc điểm của toàn bộ sự tuần hoàn của tư bản và đặc điểm của giai đoạn thứ nhất T – H chỉ được nghiên cứu trong mức độ cần thiết để hiểu được giai đoạn thứ hai, đó là quá trình sản xuất của tư bản. Vì thế lúc đó chưa bàn đến các hình thái khác nhau của tư bản trong các giai đoạn tuần hồn khác nhau của nó, các hình thái khác nhau mà tư bản lần lượt khốc lấy rồi lại trút bỏ đi trong khi lặp đi lặp lại tuần hồn của nó. Các hình thái ấy giờ đây là đối tượng nghiên cứu trực tiếp.
Tái sản xuất TBCN là sự thống nhất của quá trình sản xuất và q trình lưu thơng, trong đó sản xuất giữa địa vị hàng đầu. Quyển I đã nghiên cứu một mặt của thể thống nhất đó là q trình sản xuất. Quyển II nghiên cứu mặt kia tức là q trình lưu thơng. Vận dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, mỗi mặt được nghiên cứu trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau thường xuyên.
C.Mác đã chỉ rõ: tư bản với tư cách là giá trị tự tăng lên không những bao hàm các quan hệ giai cấp, bao hàm tính chất xã hội nhất định mà cịn là một sự vận động. Chỉ có thể hiểu tư bản là một sự vận động chứ không phải là vật đứng im. Nhiệm vụ của quyển I là phát hiện các quan hệ giai cấp bị che lấp đằng sau sự vận động đó. Cịn nhiệm vụ của quyển II là vạch rõ đặc điểm của sự vận động đó, tức là q trình tuần hồn của tư bản mà trong đó các quan hệ giai cấp biểu hiện ra.
Nếu như trong quyển I các giai đoạn lưu thông được nghiên cứu trong mức độ cần thiết để hiểu quá trình sản xuất của tư bản, thì trong quyển II, quá trình sản xuất của tư bản được nghiên cứu trong mức độ cần thiết để hiểu q trình lưu thơng tư bản về mặt là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái tư bản. Sự vận động của tư bản khơng chỉ đóng khung ở giai đoạn lưu thơng (tư bản – tiền tệ biến thành
tư bản – hàng hóa và tư bản – hàng hóa biến thành tư bản – tiền tệ) mà còn bao gồm cả giai đoạn sản xuất, tức là bao gồm toàn bộ tuần hoàn của tư bản.
Trong quyển II tư bản được nghiên cứu về mặt là một q trình tuần hồn, vì thế ở đây gạt bỏ tất cả những nhân tố hoàn tồn khơng liên quan gì đến bản thân sự thay đổi và cấu thành các hình thái tư bản (giả định hàng hóa bán đúng giá trị và trong những điều kiện khơng thay đổi; cấu thành hữu cơ tư bản của tất cả các tư bản cá biệt như nhau, tốc độ lưu thơng như nhau và khơng thay đổi trong suốt q trình tuần hồn…); chưa đặt ra vấn đề phân phối giá trị thặng dư, ở đây giả định mỗi nhà tư bản cơng nghiệp đều thu được tồn bộ giá trị thặng dư được tạo ra trong xí nghiệp của họ. Hơn nữa, vì trong quyển II chỉ nghiên cứu sự tuần hồn của tư bản (tư bản cá biệt và tư bản xã hội), nên không cần tách lĩnh vực lưu thông khỏi lĩnh vực sản xuất, tức là không cần chia tư bản thành tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay. Vì điều đó khơng liên quan gì đến bản thân sự thay đổi và cấu thành các hình thái. Các tư bản cá biệt và tư bản xã hội nói chung, được trình bày dưới dạng chung nhất, dưới dạng tư bản công nghiệp là một thể thống nhất, coi như những nhà tư bản cơng nghiệp đảm nhiệm tồn bộ hoạt động kinh doanh và chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư của xã hội.
Nhưng khi nghiên cứu tuần hồn của tư bản thì bản chất của giá trị thặng dư bị xuyên tạc, bị che đậy, giá trị thặng dư biểu hiện ra bên ngoài thành kết quả của cả sản xuất và lưu thông, biểu hiện thành lợi nhuận. Trong quyển II chưa nghiên cứu giá trị thặng dư dưới hình thái chuyển hóa của nó là lợi nhuận, nhưng đã nêu lên điều kiện cơ bản của sự chuyển hóa đó. Từ đó, nảy sinh những phạm trù mới như tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm (M’). Tư bản về mặt là sự vận động đã che đậy tư bản về mặt là quan hệ giai cấp khi giá trị thặng dư biểu hiện ra là “con đẻ” của không những tư bản sản xuất mà cả tư bản lưu thông.
Quyển II gồm 3 phần:
Phần thứ nhất
“NHỮNG BIẾN HĨA HÌNH THÁI CỦA TƯ BẢN VÀ TUẦN HỒN CỦA NHỮNG BIẾN HĨA HÌNH THÁI ẤY”
Đối tượng nghiên cứu của phần này là sự vận động của tư bản cá biệt. Trong sự vận động của mình tư bản lần lượt “mang” những hình thái khác nhau (hình thái tiền, hình thái sản xuất và hình thái hàng hóa) mà nó khốc lấy rồi lại trút bỏ đi
Phần thứ nhất gồm 6 chương: I, II, III, IV, V, VI
Chương I
Tuần hoàn của tư bản tiền tệ
Q trình tuần hồn của tư bản trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản với tư cách là người mua xuất hiện trên thị
trường hàng hóa và thị trường lao động. Tiền của anh ta chuyển hóa thành hàng hóa hay thơng qua hành vi lưu thơng T – H. Nhưng hàng hóa này bao gồm những tư liệu sản xuất và sức lao động là những nhân tố vật và người của sản xuất hàng hóa thích hợp với loại sản phẩm cần chế tạo. Số lượng và khối lượng những tư liệu sản xuất cần mua phải đủ để sử dụng được khối lượng lao động đã mua và phù hợp với nhau cả về chất và lượng. Khi hành vi:
TLSX T – H
SLĐ
đã hồn thành thì giá trị tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (ký hiệu là SX) hay là đã diễn ra sự chuyển hóa tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
Trong hành vi T – SLĐ, tiền làm chức năng phương tiện thanh tốn, vì sức lao động tuy được mua trước nhưng chỉ sau khi đã hoạt động rồi mới được trả tiền. Nếu tư liệu sản xuất khơng có sẵn trên thị trường mà phải đặt hàng mới có, thì trong hành vi T – TLSX, tiền cũng làm chức năng phương tiện thanh toán.
T – SLĐ là yếu tố đặc trưng trong sự chuyển hóa tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất. Tiền có thể chi ra dưới hình thái tư bản chỉ vì sức lao động đã ở vào trạng thái tách rời khỏi tư liệu sản xuất, buộc phải đem bán cho những kẻ sở hữu các tư liệu sản xuất.
Điều kiện để cho tư bản hình thành được và chi phối được nền sản xuất là thương nghiệp phải phát triển đến một trình độ nhất định, và đi đơi với thương nghiệp, thì lưu thơng hàng hóa và do đó, cả nền sản xuất hàng hóa, cũng phải phát triển đến một trình độ nhất định.
Do sự chuyển hóa của tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất, giá trị tư bản mang một hình thái hiện vật trong đó nó khơng thể tiếp tục lưu thơng được nữa mà phải đi vào tiêu dùng, cụ thể là đi vào tiêu dùng sản xuất. Nhà tư bản không thể đem cơng nhân bán lại vì nhà tư bản chỉ mua quyền sử dụng sức lao động của công nhân trong một thời gian nhất định thôi.
Kết quả của giai đoạn thứ nhất là bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn sản