luỹ và tích tụ đi kèm theo tiến trình đó
Trên đây, giả định việc tăng tư bản diễn ra trong điều kiện kết cấu kỹ thuật của tư bản không thay đổi.
Nhưng trong tiến trình tích luỹ tiến bộ khoa học - kỹ thuật làm tăng năng suất lao động xã hội trở thành địn bảy mạnh nhất của tích luỹ. Sự tăng năng suất lao động thể hiện ra ở việc giảm bớt khối lượng lao động so với khối lượng tư liệu sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động, hay là thể hiện ra ở sự giảm bớt đại lượng của nhân tố chủ quan của quá trình lao động so với các nhân tố khách quan của q trình đó.
Sự thay đổi kết cấu kỹ thuật của tư bản ấy lại phản ánh trở lại vào trong kết cấu giá trị của tư bản. Phần bất biến của tư bản sẽ tỷ lệ thuận với sự tăng lên của tích luỹ, cịn đại lượng tương đối của yếu tố kia của giá cả, đại biểu cho bộ phận khả biến của tư bản, thì nói chung sẽ tỷ lệ nghịch với sự tăng lên của tích luỹ. Tuy nhiên, sự thay đổi kết cấu giá trị của tư bản chỉ nói lên một cách gần đúng sự biến đổi trong kết cấu của các bộ phận vật chất của tư bản.
Tích luỹ lại mở rộng sự tích tụ của cải vào trong tay các nhà tư bản cá biệt và vì vậy mà mở rộng cơ sở sản xuất trên quy mô lớn, và làm tăng quy mơ của tư bản xã hội. Đồng thời lại có những mầm non tách ra khỏi những tư bản ban đầu và hoạt động như là những tư bản độc lập mới.
Một xu hướng ngược lại là sự thủ tiêu tính độc lập của những tư bản đã hình thành thơng qua việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bản khác, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành một số ít những tư bản lớn. Quá trình này khác quá trình trên ở chỗ chỉ phân phối khác đi những tư bản hiện có và đang hoạt động do đó địa bàn hoạt động của q trình này khơng bị hạn chế bởi sự tăng thêm tuyệt đối của của cải xã hội hay là bởi những giới hạn tuyệt đối của tích luỹ. Ở đây, tư bản tập trung với khối lượng lớn vào tay một người vì ở kia nó biến mất khỏi tay nhiều người khác. Đây là sự tập trung theo đúng nghĩa của nó, khác với tích luỹ và tích tụ.
Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì quy mơ tối thiểu mà một tư bản cá biệt phải có để có thể kinh doanh trong điều kiện bình thường cũng tăng lên. Cạnh tranh bao giờ cũng chấm dứt bằng sự phá sản của nhiều nhà tư bản nhỏ, tư bản của họ một phần lọt vào tay những kẻ chiến thắng, một phần bị tiêu vong. Ngồi ra, tín dụng trở thành một vũ khí mới và đáng sợ trong cuộc cạnh tranh và cuối cùng biến thành một bộ máy xã hội khổng lồ để tập trung tư bản. Sản xuất và tích luỹ tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì cạnh tranh và tín dụng, hai cái địn bẩy mạnh nhất của tập trung cũng phát triển.
Tích luỹ là phương pháp hết sức chậm chạp so với tập trung, nhất là qua các công ty cổ phần sự tập trung tư bản được thực hiện rất nhanh. Tập trung lại trở thành những đòn bảy mạnh mẽ của tích luỹ xã hội.
Một mặt, số tư bản phụ thêm được hình thành trong tiến trình tích luỹ ngày càng thu hút ít người lao động hơn so với đại lượng của nó. Mặt khác, số tư bản cũ được tái sản xuất ra một cách chu kỳ trong kết cấu mới, lại gạt bỏ một số ngày càng nhiều những người lao động mà trước đây nó đã dùng.