Xét theo mục đích sử dụng của sản phẩm. Tồn bộ sản phẩm xã hội, do đó, cả tồn bộ sản xuất xã hội, cũng phân chia thành hai khu vực lớn:
I. Tư liệu sản xuất, tức là những hàng hóa có một hình thái khiến cho chúng
phải hay ít ra cũng có thể đi vào tiêu dùng sản xuất.
II. Tư liệu tiêu dùng, tức là những hàng hóa có một hình thái khiến cho
chúng đi vào tiêu dùng cá nhân của giai cấp tư sản và của giai cấp công nhân. Trong mỗi khu vực, tư bản phân thành hai bộ phận;
1) Tư bản khả biến: về mặt giá trị bằng giá trị sức lao động xã hội dùng trong
ngành sản xuất ấy, tức là bằng tổng số tiền công. Về mặt hiện vật gồm những sức lao động mà tư bản ấy đang vận dụng.
2) Tư bản bất biến: tức là giá trị của tất cả những tư liệu sản xuất dùng để
sản xuất trong ngành đó, gồm cả tư bản cố định và tư bản bất biến lưu động.
Giá trị của tổng sản phẩm hàng năm được sản xuất ra trong mỗi khu vực cũng phân thành c + v + m. c là đại biểu cho tư bản bất biến đã tiêu dùng, v là tư bản khả biến và m là giá trị thặng dư. Giả định tỷ suất giá trị thặng dư bằng 100%.
Sơ đồ minh họa tái sản xuất giản đơn: I Sản xuất tư liệu sản xuất:
4000c + 1000v + 1000m = 6000 (Tư liệu sản xuất) I Sản xuất vật phẩm tiêu dùng:
2000c + 500v + 500m = 3000 (Tư liệu tiêu dùng) Giá trị tổng sản phẩm = 9000
I 4000c trao đổi trong nội bộ khu vực I.
II (500v + 500m) trao đổi trong nội bộ khu vực II
Còn I (1000v + 1000m) phải trao đổi với II 2000c. Điều kiện để thực hiện tái sản xuất giản đơn là:
I (v + m) = II c
Xét sự trao đổi giữa hai khu vực thông qua lưu thông tiền tệ.
(Cần lưu ý: trong kinh tế thị trường tiền ứng ra từ đâu cuối cùng lại phải quay về đấy, quay về càng nhanh càng tốt).
1) Các nhà tư bản ở khu vực I ứng ra 1000 tiền để trả công cho công nhân. 2) Cơng nhân (khu vực I) dùng tiền cơng đó mua vật phẩm tiêu dùng từ các nhà tư bản ở khu vực II (II 1000c).
3) Các nhà tư bản ở khu vực II dùng 1000 tiền vừa bán hàng để mua tư liệu sản xuất từ các nhà tư bản ở khu vực I (I 1000v).
Như vậy, 1000 tiền lại quay về các nhà tư bản ở khu vực I, lại làm tư bản khả biến dưới hình thái tiền.
Giả định để trao đổi phần sản phẩm còn lại, các nhà tư bản ở khu vực II sẽ ứng ra 500 tiền.
4) Các nhà tư bản ở khu vực II mua 500 tư liệu sản xuất từ các nhà tư bản ở khu vực I (500Im).
5) Các nhà tư bản ở khu vực I dùng 500 tiền ấy để mua vật phẩm tiêu dùng từ khu vực II (500 IIc).
6) Các nhà tư bản ở khu vực II lại dùng tiền ấy để mua nốt tư liệu sản xuất từ khu vực I (500Im).
7) Các nhà tư bản ở khu vực I lại dùng 500 tiền ấy để mua vật phảm tiêu dùng từ khu vực II (500IIc).
Tổng giá trị hàng hóa đã được trao đổi giữa hai khu vực là 5000 (gồm 1000 hàng hóa thơng thường và 1000 hàng hóa – sức lao động).
(Các sách giáo khoa không xét trao đổi thông qua lưu thông tiền tệ, nên không thấy thị trường lao động, chỉ thấy hàng hóa thơng thường là 4000).
Số tiền 500 mà các nhà tư bản ở khu vực II ứng ra để mua tư liệu sản xuất (hành vi 4) lại quay trở về tay họ (hành vi 7).
Trong hiện thực có một bộ phận sản phẩm được trực tiếp tiêu dùng ngay trong nội bộ doanh nghiệp mà không cần trao đổi, nhưng số lượng khơng lớn, nên khơng tính ở đây.
Trên đây giả định ở khu vực II chỉ sản xuất hàng tiêu dùng cần thiết. Nhưng trong hiện thực khu vực II còn sản xuất cả hàng xa xỉ. C.Mác đã phân tích sự trao đổi hàng hóa trong nội bộ khu vực II, giữa khu vực nhỏ IIa (sản xuất hàng tiêu dùng cần thiết) và khu vực nhỏ IIb (sản xuất hàng tiêu dùng xa xỉ).
Trên đây cũng giả định tư bản cố định ở IIc hao mòn hết trong một năm. Nhưng trong hiện thực thì ở khu vực II, hàng năm có một bộ phận IIc đã được khấu hao dần từ trước đang nằm dưới hình thái tiền, đã đến kỳ đổi mới dưới hình thái hiện vật (ký hiệu là IIc(1)) và một bộ phận khác của IIc đang trong thời kỳ khấu hao chưa đến kỳ đổi mới dưới hình thái hiện vật, nên chỉ bán (tư liệu tiêu dùng) để lấy tiền đưa vào quỹ khấu hao mà chưa mua (ký hiệu IIc(2)). Nếu IIc(1) = IIc(2), thì IIc(1) dùng tiền từ quỹ khấu hao mua tư liệu sản xuất từ khu vực I, khu vực I dùng tiền này mua hàng của IIc(2). Như vậy, IIc(1) được đổi mới dưới hình thái hiện vật, IIc(2) có tiền đưa vào quỹ khấu hao. Mọi việc diễn ra thuận lợi. Nhưng nếu IIc(1) lớn hơn hay nhỏ hơn IIc(2) thì cần phải thơng qua ngoại thương để xuất
hàng thừa, nhập hàng thiếu nhằm đảm bảo các tỷ lệ cân đối theo yêu cầu của quy luật về tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội. Nhưng ngoại thương chỉ tạm thời giải quyết khó khăn và chỉ đẩy các mâu thuẫn vào một lĩnh vực rộng hơn, chứ không giải quyết được mâu thuẫn. Nếu trên thị trường thế giới cũng có sự mất cân đối thì sẽ nổ ra khủng hoảng.
Như vậy, khi nghiên cứu lý luận trừu tượng để phát hiện quy luật về tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội thì giả định khơng có ngoại thương. Bởi vù tuy khơng có ngoại thương thì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung khơng tồn tại được, nhưng đưa ngoại thương vào sự phân tích giá trị sản phẩm tái sản xuất ra hàng năm chỉ làm rối ren thêm mà không đem lại một yếu tố mới nào, hoặc cho vấn đề, hoặc cho cách giải quyết vấn đề. Nhưng khi phân tích việc trao đổi sản phẩm cụ thể, nếu xuất hiện sự khơng cân đối thì có thể thơng qua ngoại thương để xuất khẩu hàng thừa và nhập khẩu hàng thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật.
Chương XXI
Tích lũy và tái sản xuất mở rộng
Quyển I đã chứng minh tích lũy của từng nhà tư bản cá biệt. Điều này cũng diễn ra với toàn bộ tái sản xuất hàng năm.