Ảnh hưởng của việc thay đổi giá cả

Một phần của tài liệu 10 tong quan bo tu ban (1) (Trang 63 - 67)

Giả định độ dài của thời kỳ chu chuyển và quy mơ sản xuất khơng thay đổi, nhưng có sự thay đổi trong giá cả (nguyên liệu, vật liệu phụ và tiền cơng).

Giá cả đầu vào giảm thì xí nghiệp chỉ ném ra thị trường số tiền ít hơn trước đây để mua. Một phần tư bản ứng ra lúc ban đầu sẽ tách ra ngồi vịng tuần hoàn và bổ sung vào thị trường tiền tệ. Hoặc xí nghiệp có thể tăng gấp đơi quy mơ sản xuất. (Khơng nói tới tư bản cố định).

Nếu giá cả của các yếu tố lưu đọng tăng lên thì để kinh doanh theo quy mơ như cũ cần phải có tư bản bổ sung; gây sức ép tương ứng với thị trường tiền tệ; sẽ nổ ra sự cạnh ranh gay gắt hơn để giành tư bản nhàn rỗi.

Trường hợp thứ ba là giá cả sản phẩm (đầu ra) của xí nghiệp giảm hay tăng. Nếu giá giảm thì một phần giá trị của tư bản ứng trước từ quá trình lưu thơng sẽ khơng quay trở về nữa, do đó phải chi tư bản bổ sung để có thể tiếp tục sản xuất theo quy mô như cũ. Trái lại, nếu giá cả tăng thì sẽ có một bộ phận tiền được để nhàn rỗi.

Chương XVI

Chu chuyển của tư bản khả biến

1. Tỷ suất hàng năm của giá trị thặng dư

Giả định chỉ xét bộ phận tư bản lưu động khả biến.

Có hai tư bản A và B. Tư bản khả biến của A là 500 quay 10 vòng một năm. Tư bản khả biến B là 5000, chỉ quay 1 vòng 1 năm, (50 tuần lẻ). Giả định thời kỳ lưu thông bằng 0 và tỷ suất giá trị thặng dư đều là 100%.

Hàng tuần tư bản A và B đều chi ra 100 tư bản khả biến. Một khối lượng sức lao động hồn tồn như nhau bị bóc lột. Tổng tư bản khả biến được sử dụng trong năm bằng nhau, bòn rút một khối lượng giá trị thặng dư bằng nhau (5000). Nhưng tỷ suất giá rị thặng dư hằng năm lại khác nhau. Gọi M’ là tỷ suất giá trị thặng dư hằng năm thì:

Với A: M’ = = 1000% Với B: M’ = = 100%

Tư bản A chỉ phải ứng tư bản khả biến cho 5 tuần, rồi cuối tuần thứ 5 tư bản đó lại quay về và lặp lại q trình đó 10 lần trong một năm. Cịn tư bản B phải ứng ra 5000v cho cả năm (50 tuần).

Dùng M’ để chỉ tỷ suất giá trị thặng dư hằng năm, m’ chỉ tỷ suất giá trị thặng dư thực tế, v chỉ tư bản khả biến ứng trước, n chỉ số lần chu chuyển, thì:

M’ =

M’ chỉ bằng m’ trong trường hợp n = 1

2. Chu chuyển của tư bản cá biệt

Trong thí dụ trên tư bản A chỉ cần ứng 500v, còn tư bản B phải ứng trước 5000v (nếu khơng có tín dụng) cho cả năm. Tư bản A, sau 5 tuần lễ lại thu hồi tiền để ứng tiếp 500v cho tuần lễ tiếp theo.

Vì vậy, với một mức độ bóc lột lao động giống nhau, với một tỷ suất thực tế của giá trị thặng dư như nhau, thì tỷ suất hằng năm của giá trị thặng dư của nhà tư bản A và nhà tư bản B, tỷ lệ nghịch với đại lượng của tư bản khả biến bằng tiền cần phải ứng ra để vận dụng trong một khối lượng sức lao động như nhau.

3. Chu chuyển của tư bản khả biến xét về mặt xã hội

Xét trên quan điểm xã hội thì ở nhà tư bản A và nhà tư bản B, số công nhân được sử dụng (bằng nhau) đều lĩnh 5000v tiền công hằng năm và lấy của xã hội một số tư liệu sinh hoạt tương đương với số tiền ấy. Nhưng ở đây có sự khác nhau.

Thứ nhất, tiền mà công nhân của A ném vào lưu thơng là tiền do chính cơng

nhân của A tạo ra trong thời kỳ chu chuyển thứ nhất. Cịn cơng nhân của B chỉ có thể làm như vậy từ năm thứ hai.

Với một quy mơ sản xuất nhất định thì đại lượng tuyệt đối của tư bản tiền tệ khả biến ứng trước (cũng như các tư bản lưu động nói chung) sẽ giảm xuống một cách tỷ lệ với việc rút ngắn thời kỳ chu chuyển; còn tỷ suất hàng năm của giá trị thặng dư lại tăng lên.

Thứ hai, công nhân của B dùng tiền công mua hàng, nhưng lại chưa cung cấp

một hàng hóa nào cả. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, sự phát triển tự phát có thể và phải thường xuyên xảy ra những sự rối loạn lớn, vì thị trường tiền tệ bị gây sức ép, (chưa nói đến tiền tệ đầu cơ). Mặt khác, lượng cầu có khả năng thanh tốn tăng, nhưng lại không bao hàm yếu tố về lượng cung. Vì vậy, giá cả tăng.

Thứ ba, với một số vịng chu chuyển trong năm, có trường hợp người ta thu

được một bộ phận nào đó của tư bản lưu động khả biến hoặc bất biến nhờ sản phẩm của bản thân tư bản ấy (thí dụ trong cơng nghiệp than hay xưởng may quần áo), còn trong nhiều trường hợp khác khơng thể làm như vậy, ít ra cũng là trong năm đó.

Chương XVII

Lưu thơng giá trị thặng dư

Trong thí dụ ở chương trước, nhà tư bản A có thể dùng giá trị thặng dư do doanh nghiệp của anh ta sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của bản thân trong năm đó. Cịn nhà tư bản B thì chưa thực hiện được giá trị thặng dư sản xuất ra, vì vậy chưa thể tiêu dùng cá nhân hay tiêu dùng sản xuất; muốn tiêu dùng thì phải ứng ra một quỹ đặc biệt.

Nhà tư bản A có thể dùng giá trị thặng dư làm tư bản bổ sung cần thiết để sửa chữa và duy trì tư bản cố định. Nhà tư bản B không làm được như vậy, phải dùng một phần của tư bản ứng ra ban đầu cho việc đó. Trường hợp nhà tư bản A cho thấy khơng những tư bản tích lũy, mà cả một bộ phận tư bản ứng ra ban đầu cũng có thể là giá trị thặng dư tư bản hóa.

Cũng với sự phát triển của tín dụng thì giá trị thặng dư đang được tích lũy của nhiều nhà tư bản D, E, F .v.v.. gửi vào ngân hàng và chủ ngân hàng đem cho nhà tư bản A vay chẳng hạn. Như vậy, nhà tư bản A đã đem tư bản hóa số giá trị thặng dư mà họ đã chiếm hữu.

Giả định tái sản xuất giản đơn; giá trị thặng dư được tiêu dùng toàn bộ cho cá nhân nhà tư bản. Một phần giá trị thặng dư vẫn phải tồn tại dưới hình thái tiền để chuyển thành sản phẩm tiêu dùng.

Giả định trong lưu thơng chỉ có tiền kim loại q và khơng có ngoại thương. Khơng kể vàng bạc làm hàng xa xỉ, thì số lượng vàng, bạc tối thiểu khai thác hàng năm phải ngang với số hao mòn tiền kim loại do lưu thông tiền tệ gây ra trong năm cộng với tổng giá trị của khối lượng hàng hóa sản xuất và lưu thơng trong năm tăng lên, trừ trường hợp tốc độ lưu thơng của tiền lớn hơn và thanh tốn bù trừ thường xuyên hơn. Do đó, hàng năm phải chi một bộ phận sức lao động xã hội và một bộ phận tư liệu sản xuất xã hội để khai thác vàng bạc.

Giả định tái sản xuất giản đơn thì số giá trị thặng dư của các nhà tư bản và số tiền công của công nhân trong lĩnh vực khai thác vàng bạc được trực tiếp đưa vào lưu thơng dưới hình thái tiền.

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ có thể phát triển với một quy mơ tương đối rộng chỉ có thể phát triển sâu hơn và đầy đủ hơn trong những nước có một khối lượng tiền đủ cho sự lưu thơng và cho sự hình thành một lượng tiền tích trữ do lưu thơng quyết định. Tuy nhiên khơng nên hiểu rằng dường như trước tiên phải có một khối lượng tiền đầy đủ dưới dạng tiền tích trữ đã rồi sau đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới bắt đầu. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển cùng một lúc với sự phát triển của những điều kiện mà nó địi hỏi, và một trong những điều kiện ấy là lượng cung đầy đủ về kim loại quý.

Sự tích lũy và tái sản xuất mở rộng không đặt ra một vấn đề nào mới đối với lưu thông tiền tệ.

Phần thứ ba

SỰ TÁI SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG CỦA TỔNG TƯ BẢN XÃ HỘI Phần này gồm 4 chương: XVIII, XIX, XX và XXI

Chương XVIII Lời nói đầu

Một phần của tài liệu 10 tong quan bo tu ban (1) (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w