TRÌNH TÍCH LUỸ TƯ BẢN

Một phần của tài liệu 10 tong quan bo tu ban (1) (Trang 34 - 39)

Phần này gồm 5 chương: XXI, XXII, XXIII, XXIV và XXV

Trong phần này giả định hàng hoá được bán theo đúng giá trị của nó và nhà sản xuất tư bản chủ nghĩa là người sở hữu toàn bộ giá trị thặng dư. Vậy trước tiên sẽ xét sự tích luỹ một cách trừu tượng, tức là chỉ xét nó với tư cách là một giai đoạn của quá trình sản xuất trực tiếp.

Chương XXI: Tái sản xuất giản đơn

Xã hội khơng thể ngừng tiêu dùng, thì xã hội cũng khơng thể ngừng sản xuất. Vì vậy, xét trong mối liên hệ khơng ngừng và trong tiến trình liên tục của nó, mọi q trình sản xuất xã hội đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất.

Nếu số tiền ứng trước làm tư bản là 100 bảng chẳng hạn, trong năm nay đã sản xuất ra một giá trị thặng dư là 20 bảng và sang năm sau cũng lặp lại một cơng việc y như thế, thì giá trị thặng dư đó mang hình thức một thu nhập do tư bản đẻ ra.

Nếu thu nhập đó chỉ được dùng làm quỹ tiêu dùng cá nhân cho nhà tư bản, thì trong những điều kiện khác khơng thay đổi, sẽ chỉ diễn ra tái sản xuất giản đơn thôi.

Mặc dù tái sản xuất giản đơn chỉ lặp lại q trình sản xuất với quy mơ khơng thay đổi những cũng đem lại cho quá trình những nét mới:

Một là, người công nhân chỉ được trả công sau khi sức lao động đã phát huy

tác dụng và đã thực hiện được giá trị của bản thân nó, cũng như giá trị thặng dư nằm ở trong hàng hố. Như thế là cơng nhân đã sản xuất ra quỹ tiêu dùng để trả cơng cho chính mình trước khi nhận được tiền công.

Hai là, tái sản xuất giản đơn cũng đã khiến cho mọi tư bản sau một thời gian

dài hay ngắn đều tất yếu phải trở thành tư bản tích luỹ hay giá trị thặng dư tư bản hoá.

Ba là, sự tái sản xuất thường xuyên ra giai cấp công nhân làm thuê là điều

kiện không thể thiếu được của nến sản xuất tư bản chủ nghĩa. Về mặt xã hội, ngay cả ở ngồi q trình lao động trực tiếp, giai cấp cơng nhân cũng thuộc về tư bản.

Bằng tiến trình của nó, q trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tái tạo ra sự tách rời giữa sức lao động và các điều kiện lao động. Do đó, tái sản xuất ra và duy trì vĩnh viễn những điều kiện bóc lột cơng nhân. Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa không chỉ sản xuất ra hàng hố và giá trị thặng dư mà cịn sản xuất và tái sản xuất ra bản thân quan hệ tư bản chủ nghĩa.

Chương XXII. Sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản

Trước đây, đã xét giá trị thặng dư nảy sinh từ tư bản như thế nào, bây giờ hãy xem xét tư bản nảy sinh từ giá trị thặng dư như thế nào. Sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản, hay chuyển hố giá trị thặng dư trở thành tư bản, thì gọi lại tích luỹ tư bản.

Giả định khơng tính đến ngoại thương, coi toàn bộ thế giới thương nghiệp như là một nước duy nhất.

Muốn tích luỹ phải biến một phần sản phẩm thặng dư thành tư bản. Nhưng chỉ có thể biến thành tư bản những vật phẩm nào dùng được vào quá trình lao động, tức là những tư liệu sản xuất và những tư liệu sinh hoạt để nuôi sống cơng nhân. Nói tóm lại, sở dĩ giá trị thặng dư có thể biến thành tư bản chỉ vì sản phẩm thặng dư mà giá trị của nó là giá trị thặng dư, đã bao gồm sẵn những yếu tố vật thể của một tư bản mới rồi.

Nhưng muốn làm cho các yếu tố đó thực sự hoạt động với tư cách là tư bản thì giai cấp tư sản cần có thêm một số lao động. Nếu khơng thể kéo dài ngày lao động hay tăng cường độ lao động của những công nhân đang làm việc thì phải tuyển thêm sức lao động.

Như vậy, xét một cách cụ thể thì tích luỹ tư bản chỉ là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng.

Mọi giao dịch ở đây đều luôn luôn được tiến hành phù hợp với quy luật trao đổi hàng hoá, nghĩa là mua, bán theo đúng giá trị, kể cả mua bán sức lao động. Nhưng xét về nội dung thì nhà tư bản đã đem một phần lao động được vật hố của người khác, mà anh ta ln luôn chiếm hữu một cách không trả bằng một vật ngang giá, để lại không ngừng đổi lấy lao động sống của người khác với một số lượng lớn hơn. Bây giờ, về phía nhà tư bản, quyền sở hữu thể hiện ra quyền chiếm hữu lao động không công của người khác.

Sản xuất hàng hoá càng phát triển thành nền sản xuất tư bản chủ nghĩa theo đúng những quy luật bên trong của bản thân nó, thì các quy luật sở hữu của bản thân nền sản xuất hàng hoá lại càng biến thành những quy luật chiếm hữu tư bản chủ nghĩa.

Nếu tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập đã cho sẵn, thì đại lượng của tư bản tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư quyết định. Tất cả những trường hợp quyết định khối lượng giá trị thặng dư đều có tác dụng quyết định đại lượng tích luỹ.

Một là, tận dụng tính co dãn của sức lao động để mở rộng tích luỹ bằng tăng cường bóc lột cơng nhân

Ở các phần bàn về sản xuất giá trị thặng dư thường luôn luôn giả định tiền công bằng giá trị của sức lao động. Nhưng trong thực tế nhiều khi diễn ra việc cưỡng ép hạ tiền công xuống thấp hơn giá trị sức lao động, đem biến một phần quỹ tiêu dùng cần thiết của người cơng nhân thành quỹ tích luỹ của nhà tư bản.

Trong một cơng xưởng nếu tuyển dụng thêm cơng nhân thì khơng những phải ứng thêm tư bản khả biến để trả tiền cơng mà cịn phải ứng tư bản bất biến để mua tư liệu sản xuất. Nhưng nhà tư bản cũng có thể bắt cơng nhân làm thêm giờ, như vậy thì những tư liệu lao động hiện có vẫn đủ, khơng phải mua thêm, chỉ khấu hao nhanh hơn thôi. Với cách này, số lao động phụ thêm do sức lao động hiện có làm khẩn trương hơn tạo ra có thể làm tăng thêm sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư, tức là thực thể của tích luỹ, mà khơng phải tăng thêm một cách tưng ứng phân tư bản bất biến.

Trong công nghiệp khai thác và trong nông nghiệp cũng có thể khai thác một lượng lao động lớn hơn do số công nhân như cũ cung cấp để tăng tích luỹ mà khơng cần tăng thêm tư bản bất biến. Việc này, cũng có lợi cho cả những ngành cơng nghiệp chế biến những nguyên liệu do hai ngành trên cung cấp.

Kết quả chung là: một khi nắm được hai nguồn gốc đầu tiền tạo ra của cải là sức lao động và đất đai, thì tư bản có một sức bành trướng cho phép nó tăng những yếu tố tích luỹ của nó lên quá những giới hạn của bản thân tư bản.

Hai là, mức năng suất của lao động xã hội

Sức sản xuất của lao động tăng lên thì hàng hố rẻ đi, vì vậy, với một tỷ lệ phân chia sản phẩm thặng dư thành thu nhập và tư bản phụ thêm không thay đổi, sự tiêu dùng của nhà tư bản vẫn có thể tăng lên mà khơng cần giảm quỹ tích luỹ. Thậm chí đại lượng tương đối của quỹ tích luỹ có thể tăng lên lấn vào quỹ tiêu dùng mà nhà tư bản vẫn hưởng thụ bằng hoặc hơn trước kia. Năng suất lao động tăng lên thì giá cả sức lao động cũng rẻ đi và do đó, tỷ suất giá trị thặng dư cũng

tăng lên, ngay cả khi tiền công thực tế được nâng cao. Tiền công này không bao giờ tăng lên theo cùng tỷ lệ với năng suất lao động. Cũng vẫn một giá trị tư bản khả biến ấy lại vận dụng đựơc nhiều sức lao động hơn. Cũng vẫn một giá trị tư bản bất biến ấy lại biểu hiện thành một lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn xung cấp nhiều yếu tố để hấp thụ lao động hơn. Chẳng những quy mô tái sản xuất được mở rộng về mặt vật thể, mà sản xuất giá trị thặng dư cũng tăng lên nhanh hơn giá trị của tư bản phụ thêm.

Sức sản xuất của lao động tăng lên trong những ngành sản xuất ra tư liệu lao động thì tư liệu lao động cũng sẽ được thay thế bằng những cái mới có hiệu quả hơn và cũng rẻ hơn nữa nếu xét theo quy mơ cơng việc.

Ngồi ra tiến bộ khoa học kỹ thuật còn làm tăng thêm số lượng các thuộc tính có ích của các vật liệu, tận dụng phế liệu, để tạo ra một chất mới cho tư bản mà khơng phải chi phí trước tư bản, cũng tạo cho tư bản đang hoạt động một năng lực mở rộng mà không lệ thuộc vào đại lượng đã có sẵn của tư bản.

Mặt khác, giá trị và khối lượng tư liệu sản xuất do một khối lượng lao động nhất định sử dụng lai tăng lên tỷ lệ với việc tăng năng suất lao động, do đó giá trị tư bản cũ được chuyển sang sản phẩm cùng một lúc lại tăng lên cùng với sự tăng lên của năng suất lao động.

Ba là, tư bản tăng lên thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản

đã tiêu dùng cũng tăng lên. Các tư liệu đó phục vụ không công giống như các lực lượng thiên nhiên. Những sự phục vụ khơng cơng đó của lao động quá khứ, được lao động sống nắm lấy và làm sống lại, đang được tích luỹ lại cùng với quy mơ ngày càng tăng của tích luỹ.

Bốn là, với một mức độ bóc lột sức lao động nhất định, thì khối lượng giá trị

thặng dư là do con số cơng nhân bị bóc lột cùng một lúc quyết định, cịn số cơng nhân này lại tương ứng với đại lượng của tư bản, tuy là với một tỷ lệ biến đổi.

Chương XXIII. Quy luật phổ biến của tích luỹ tư bản

Chương này nghiên cứu ảnh hưởng của sự tăng lên của tư bản đối với số phận của giai cấp công nhân. Những nhân tố quan trọng nhất của sự nghiên cứu này

là kết cấu (hay cấu tạo, cấu thành) của tư bản và sự thay đổi của kết cấu đó trong q trình tích luỹ.

Kết cấu của tư bản có thể biểu hiện về hai mặt. Về giá trị kết cấu đó là tỷ lệ giữa tư bản bất biến, hay giá trị của tư liệu sản xuất và tư bản khả biến hay giá trị của sức lao động, tức là tổng sô tiền công. Xét về mặt vật thể, hoạt động trong quá trình sản xuất, thì mọi tư bản đều chia thành tư liệu sản xuất và sức lao động sống; kết cấu đó được quyết định bởi tỷ lệ giữa khối lượng các tư liệu sản xuất được sử dụng với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu đó. Tên gọi cái trên là kết cấu giá trị của tư bản, cái dưới là kết cấu kỹ thuật của tư bản. Giữa hai cái đó có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, hay quan hệ hữu cơ. Kết cấu giá trị của tư bản được gọi là kết cấu hữu cơ của tư bản trong chừng mực kết cấu giá trị ấy được quyết định bởi kết cấu kỹ thuật của tư bản và phản ánh những sự thay đổi của kết cấu kỹ thuật này. Trong trường hợp chỉ nói đến kết cấu của tư bản khơng thơi thì bao giờ cũng hiểu đó là kết cấu hữu cơ của tư bản.

Rất nhiều tư bản cá biệt đầu tư vào một ngành sản xuất nhất định, đều có kết cấu ít nhiều khác nhau. Con số trung bình của các kết cấu cá biệt của các tư bản đó là kết cấu của tồn bộ tư bản trong ngành sản xuất ấy. Cuối cùng, con số trung bình chung của các kết cấu trung bình ấy của tất cả các ngành sản xuất là kết cấu tư bản xã hội của một nước. Dưới đây chỉ nói về kết cấu này thơi.

Một phần của tài liệu 10 tong quan bo tu ban (1) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w