Bảng 1 : Tổng hợp số liệu các loại hình theo khối doanh nghiệp trên
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh
2.2.2.2. Công tác kiểm tra tại bàn
Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế được thực hiện thường xuyên đối với hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thơng tin, chứng từ trong hồ sơ khai thuế, đánh giá sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Công tác kiểm tra tại bàn được cán bộ kiểm tra thực hiện theo các bước: - Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ khai thuế
- Kiểm tra số liệu, căn cứ tính thuế - Phân tích, đánh giá rủi ro và trọng yếu - Đề nghị người nộp thuế giải trình
- Hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện u cầu giải trình - Kiểm tra, xác thực thơng tin giải trình
- Đề xuất phương án xử lý - Kết thúc kiểm tra
Hai đội kiểm tra tiến hành đôn đốc các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế, kiểm tra tờ khai thuế và so sánh, phân tích, đối chiếu các thông tin kê khai của người nộp thuế qua các kỳ và cũng so sánh với các đơn vị cùng ngành nghề kinh doanh nhằm xác định mức độ ổn định và tuân thủ của người nộp thuế nhằm phát hiện kịp thời những bất thường, đồng thời yêu cầu người nộp thuế giải trình ngay.
Ngay từ đầu năm Chi cục thuế đã chỉ đạo 2 đội kiểm tra phân cơng cán bộ thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế tháng, quý và năm của 2013 và 2014 đối với 100% số hồ sơ của các đơn vị trong diện đánh giá rủi ro và các hồ sơ có nghi vấn ngồi kế hoạch. Kiên quyết đấu tranh với doanh nghiệp trên cơ sở đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế về doanh thu, chi phí, thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra so với cùng kỳ năm trước và kết quả kinh doanh thực tế. Chi cục thuế tập trung vào các DN kinh doanh, nhất là các công ty TNHH kinh doanh các ngành hàng đặc thù như kinh doanh bất động sản, ăn uống, khách sạn, nhà nghỉ…Kết quả của công tác kiểm tra đã phát hiện, thu lại số tiền thuế rất lớn vào ngân sách và tăng qua các năm chứng tỏ 2 Đội kiểm tra thuế đã làm rất tốt công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên hiện nay, số lượng hồ sơ phải kiểm tra tăng lên chứng tỏ các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm cũng tăng lên, yêu cầu cán bộ thuế cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Cụ thể được minh họa bằng bảng dưới đây:
Bảng 4: Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với DN Ngoài Quốc Doanh trên địa bàn quận Long Biên
Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số hồ sơ kiểm tra 8.781 10.224 4.968 Số hồ sơ chấp nhận 8.641 9.788 4.561 Số hồ sơ chờ giải trình 230 182 155 Số hồ sơ điều chỉnh tăng 140 200 212 Số tiền thuế điều chỉnh tăng (triệu đồng) 3.698 7.529 7.382 Số tiền giảm khấu trừ (triệu đồng) 5.609 2.099 6.200
( Nguồn: Báo cáo công tác kiểm tra thuế chi cục thuế Long Biên 3 năm)
Qua bảng trên ta thấy số hồ sơ kiểm tra và hồ sơ được chấp nhận từ năm 2012 đến 2013 giảm, tuy nhiên từ 2013 đến năm 2014 lại tăng. Năm 2012 số hồ sơ được chấp nhận chiểm tỷ lệ 94,81%, năm 2013 số hồ sơ được chấp nhận là 76,21% và năm 2014 là 91,81%,cho thấy số lượng hồ sơ được chấp nhận của các DN NQD chiếm tỉ lệ lớn. Có một lượng khơng nhỏ hồ sơ phải giải trình, điều chỉnh, địi hỏi cán bộ cần kiểm soát và hướng dẫn người nộp thuế lập tờ khai cho đúng và phù hợp với quy định hiện hành.
Mặt khác, số lượng hồ sơ khai thuế nộp vào rất lớn, mà cán bộ 2 Đội kiểm tra chỉ có 31 đồng chí, các cán bộ đọc tờ khai thuế, so sánh, đối chiếu với tờ khai tháng, quý trước và xem xét, phân tích có sự khác biệt q lớn hay khơng và dựa vào kỹ thuật phân tích rủi ro để tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết hồ sơ kiểm tra được chấp nhận, chỉ có một số ít hồ sơ khai thuế phải giải trình, phải điều chỉnh và phải kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Đối với từng loại hồ sơ khai thuế khác nhau thì thời gian khai thuế cũng khác nhau. Hầu hết kế toán các doanh nghiệp nắm rõ và nộp hồ sơ khai thuế đúng thời gian quy định, tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp mới
thành lập không nắm rõ quy định về thời hạn nộp thuế và nộp hồ sơ khai thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn hoặc có quy định mới mà doanh nghiệp không hiểu rõ nên nộp hồ sơ khai thuế chậm, đã bị cơ quan thuế nhắc nhở và phạt chậm nộp.
Cơng tác kiểm tra tại bàn địi hỏi các cán bộ kiểm tra thuế phải hết sức nhanh nhạy, nắm bắt được những dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp và xác định được mức độ rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời. Chẳng hạn như qua kiểm tra hồ sơ khai thuế của công ty TNHH xây dựng Việt Tiến, MST 0104516180, phát hiện nghi vấn cơng ty có dấu hiệu bn bán hóa đơn nên cán bộ kiểm tra đã tiến hành phân tích tờ khai GTGT các tháng của đơn vị trên bảng kê, hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra phát hiện thấy kê khai đầu ra không đúng, sai lệch so với hóa đơn đầu ra và hơn nữa trong quá trình hoạt động đăng ký nhiều ngành nghề đa dạng mà không liên quan đến nhau như: photo coppy, vận tải, bn bán máy vi tính, bảo hiểm, bảo hộ lao động, thi cơng cơng trình, nội thất, yoga… và cán bộ kiểm tra thuế đã yêu cầu doanh nghiệp giải trình và có biện pháp xử lý và phạt kịp thời.