Bảng 1 : Tổng hợp số liệu các loại hình theo khối doanh nghiệp trên
3.2.3. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quản lý người nộp thuế,
nộp thuế, tham gia phòng, chống các hành vi gian lận thuế.
Để công tác kiểm tra thuế đạt hiệu quả tốt cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan tổ chức, cụ thể:
- Phối hợp quản lý chặt chẽ doanh nghiệp từ khi thành lập, hoạt động đến khi giải thể, phá sản.
- Doanh nghiệp là người nộp thuế, cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các quy định của pháp luật như cưỡng chế buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm pháp luật.
- Phối hợp cung cấp các thông tin nhanh về người nộp thuế giữa hai cơ quan thu thuế là cơ quan thuế nội địa và cơ quan hải quan cửa khẩu.
- Phối hợp trong tuyên truyền giáo dục. Cơng tác tun truyền người nộp thuế đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi trái pháp luật về thuế.
Để thực hiện tốt công tác này, các cơ quan thông tin đại chúng phải phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền đến người dân, để nhân dân hiểu rõ bản chất và lợi ích của cơng tác thuế, phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, tích cực hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp.
- Phối hợp trong điều tra chống gian lận. Công tác kiểm tra của cơ quan thuế là giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, đó là những hành vi gian lận có nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, vì thế cần phải có sự phối hợp với cơng tác điều tra thì việc chống các hành vi vi phạm pháp luật thuế mới nên có hiệu quả.