Phương hướng đổi mới công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn quận long biên (Trang 59 - 61)

Bảng 1 : Tổng hợp số liệu các loại hình theo khối doanh nghiệp trên

3.1 Phương hướng đổi mới công tác kiểm tra thuế

Kiểm tra là hoạt động có tính chất pháp lý cao, liên quan đến lợi ích kinh tế của nhiều đối tượng trong xã hội. Do đó, cơng tác kiểm tra thuế ln phải đảm bảo thực hiện đúng những quy định của Pháp luật. Vì vậy các phương hướng nhằm đổi mới công tác kiểm tra thuế phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo kiểm tra đạt hiệu quả cao.

3.1.1 Phải đảm bảo tính thường xuyên và liên tục của hoạt động kiểm tra thuế

Quản lý thu thuế theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế là phương thức quản lý hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Theo phương thức này các doanh nghiệp căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế phát sinh trong kỳ mà tự kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật. Đối tượng nộp thuế phải lưu trữ toàn bộ sổ sách, tài liệu liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh và đưa ra khi cơ quan thuế yêu cầu kiểm tra. Do vậy ý thức tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế là yếu tố quan trọng nhất. Phương thức tự khai, tự nộp sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp:

- Tăng cường tính tự chủ trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế

- Giảm gánh nặng cho doanh nghiệp về các thủ tục kê khai, nộp thuế - Có tác động yếu tố tâm lý xã hội, giảm sức ép về kiểm tra

Muốn thực hiện tốt phương thức này thì cơng tác vận động, tuyên truyền hỗ trợ tư vấn về thuế phải tiến hành đồng thời song song, để các doanh nghiệp thấy trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong vẫn đề nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời cơ quan thuế cần phải tiến hành đổi mới công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra dựa trên phương thức phân tích, quản lý rủi ro, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm hay tiềm ẩn dấu hiệu vi phạm thì phải có các biện pháp răn đe và xử lý kịp thời.

Trong điều kiện cịn có nhiều sai phạm trong chấp hành pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế, sự kết hợp giữa tăng cường kiểm tra thuế và cưỡng chế thuế thực sự rất quan trọng, giúp luật thuế được thực thi có hiệu quả hơn, đảm bảo cơng bằng và thu đúng, thu đủ số tiền thuế vào NSNN

3.1.2 Kiểm tra thuế gắn liền với việc nâng cao tính trung thực của người

nộp thuế

Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, nhưng tiền thuế nộp vào NSNN ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của họ mà những lợi ích họ được hưởng lại khơng trực tiếp nên họ ra sức tìm mọi thủ đoạn, mánh khóe để trốn tránh, giảm thiểu số tiền thuế mà họ phải nộp. Hiện nay Nhà nước đang cho phép doanh nghiệp tự kê khai, tự tính và nộp thuế, cơ quan thuế chỉ hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp và là bạn đồng hành của doanh nghiệp đã tạo nên cách nhìn mới cho doanh nghiệp, xây dựng cho họ lịng tin trong việc chấp hành pháp luật thuế. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp mở sổ sách đầy đủ, hạch toán kế tốn, thực hiện đầy đủ hóa đơn chứng từ theo luật thuế để được cơ quan thuế nhanh chóng thực hiện các nghiệp vụ khấu trừ thuế, hồn thuế,…từ đó tiết kiệm thời gian và tránh các thủ tục rườm rà.

Song hiện nay không phải tất cả các doanh nghiệp đều tuân thủ tốt luật thuế, khơng ít các doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở để lách luật, trốn thuế, khai thuế không đúng để giảm số thuế phải nộp, chiếm đoạt số tiền mà lẽ ra phải thực hiện nghĩa vụ nộp vào NSNN. Cơ chế càng thơng thống, chính sách có sửa đổi bổ sung nhiều nhưng cơng tác kiểm tra phải ln duy trì thường xuyên, liên tục. Nhà nước cần xây dựng những chế tài mạnh để răn đe, ngăn chặn các hành vi xấu, đồng thời ngành thuế cũng cần có thêm các ưu đãi đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, chấp hành luật thuế tốt, hướng các doanh nghiệp tự giác chấp hành các quy định của luật thuế.

3.2. Một số giải pháp tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn quận long biên (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)