II. Các khoản phải nộp khác (30=31+32+33)
4.1 Nhận xét đánh giá :
Qua quá trình học tập nghiên cứu thực hành cơng tác kế tốn tại Cty TNHH Siamp, bằng những kiến thức đã học ở nhà trường và qua thực tiễn em xin có một số nhận xét về cơng tác kế tốn tại Cơng ty TNHH Siamp như sau :
Về công tác tổ chức : Cơng ty Siamp có mơ hình tổ chức bộ máy nhân sự và tổ chức sản xuất
hợp lý, phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cơng ty bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng trình độ của nhân sự, và trả lương hợp lý do đó đã giúp cho cơng ty hoạt động hiệu quả và có hướng đi lên vững chắc. Tuy cơng ty mới được thành lập và hoạt động trong thời gian chưa lâu nhưng công tác tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty cũng tương đối đầy đủ về số lượng và chất lượng, luôn đáp ứng được nhu cầu và kịp thời về cung cấp thơng tin và số liệu kế tốn cho giám đốc. Bộ máy kế toán hoạt động gọn nhẹ, phối hợp đồng bộ với các bộ phận khác trong công ty. Tổ chức số liệu, chứng từ, sổ sách gọn gàng, đầy đủ, dễ hiểu, dễ tra cứu và đối chiếu khi cần, hỗ trợ nhanh cho công tác báo cáo…
Về ứng dụng tin học vào công tác kế tốn : Bộ phận kế tốn tuy chưa có điều kiện được
trang bị phần mềm kế toán như những cơng ty khác nhưng tự mình đã tổ chức viết và sử dụng thành thạo chương trình kế tốn bằng ứng dụng Excel vận hành rất tốt cho ra các số liệu, sổ sách và báo cáo gần như tự động, giảm được sức lao động thủ cơng, số liệu chính xác đem lại hiệu quả cao trong cơng việc, có thể được gọi đây là “Phầm mềm kế toán”. Đối với em đây là một điều mới mẻ gây bất ngờ vì tính năng hiệu quả thực sự mà em thấy và học hỏi được qua q trình thực tập kế tốn ở đây.
Về vấn đề hạch toán kế toán : Cơng ty Siamp thực tế có phát sinh một số khoản chi phí liên
quan đến kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của đơn vị. Đó là khoản chi phí mà cơng ty chi ra để mua các linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu, dịch vụ khác, … nhưng đơn vị bán khơng có hóa đơn hợp pháp để xuất cho cơng ty, do đó cơng ty khơng có cơ sở hợp pháp để hạch tốn vào chi phí sản xuất kinh doanh theo chế độ quy định của luật thuế Nhà nước. Một vấn đề nữa, cơng ty áó một số tài sản cố định như máy móc thiết bị, nhà xưởng, lị sấy,… hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu được mua, xây dựng từ trước khi thành lập công ty hoặc được mua lại của cá nhân khơng có hóa đơn, chứng từ hợp pháp để chứng minh nguyên giá làm cơ sở trích khấu hao, hạch tốn vào chi phí. Do đó, đối với các khoản chi phí nói trên, cơng ty bỏ ngồi sổ sách, khơng hạch tốn chi
phí. Từ vấn đề này, em nhận thấy kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty được phản ánh trên báo cáo tài chính cịn thiếu chính xác, chưa phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh trên báo cáo tài chính ln cao hơn kết quả kinh doanh thực sự của công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã bị thổi phồng và gây bất lợi cho cơng ty vì phải nộp thuế TNDN cao hơn. Trường hợp này giống như em đã từng nghe về kết quả hoạt động kinh doanh trên báo cáo kế tốn của Cơng ty cổ phần đường Biên Hòa trước đây là làm ăn có lãi trên 1 tỷ đồng/ 1 năm. Nhưng khi cơng ty kiểm tốn độc lập vào kiểm tra thì xác định là cơng ty lỗ trên 9 tỷ đồng.
Về vấn đề bất hợp lý trong kê khai thuế TNDN : Như đã trình bày phương pháp tính và kê khai tạm nộp thuế TNDN như trên. Quy định tại Khoản I, Điều 12 Luật thuế TNDN quy định :
“hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả hoạt đông SXKD, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25/01. Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xác định số thuế tạm nộp cả năm, có chia ra từng q để thơng báo cho cơ sở kinh doanh nộp thuế; nếu tình hình SXKD, dịch vụ trong năm có sự thay đổi lớn thì cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh số thuế tạm nộp hàng quý”. Như vậy, số thuế TNDN phải nộp hàng năm được xác định trên cơ sở tự kê khai của doanh
nghiệp, thực chất đây chỉ là số liệu mang tính dự báo trong thời gian tương đối dài (1 năm). Việc tạm kê khai như vậy dẫn đến 3 khả năng :
Thứ nhất : Doanh nghiệp kê khai thấp hơn so với thực tế SXKD. Đây là trường hợp phổ biến bởi trong điều kiện hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn như hiện nay thì khơng doanh nghiệp nào lại kê khai để phải nộp nhiều. Mặc dù Luật cho phép cơ quan thuế có quyền kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp giải trình những nguyên nhân dẫn đến việc kê khai thấp nhưng trong thực tế rất khó thực hiện, doanh nghiệp có nhiều lý do để giải thích. Hơn nữa, việc kê khai của doanh nghiệp là dựa trên kết quả SXKD, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo mà đến thời điểm kê khai (hạn chót 25/01) kết quả SXKD, dịch vụ của năm trước cũng chỉ là số tạm tính do doanh nghiệp chưa tổng hợp quyết tốn xong (thời hạn nộp báo cáo tài chính và các loại báo cáo quyết toán thuế của năm trước là 30 ngày đối với doanh nghiệp tư nhân, 90 ngày đối với công ty).
Thứ hai : Doanh nghiệp kê khai tương đối sát đúng với tình hình thực tế SXKD thì đây là trường hợp lý tưởng, chỉ xảy ra trên lý thuyết.
Thứ ba : Việc yêu cầu doanh nghiệp ước tính tạm nộp trước tiền thuế TNDN khi mà lợi nhuận của doanh nghiệp thực tế chưa phát sinh. Doanh nghiệp chưa được hưởng lợi từ việc kinh doanh mà đã phải chịu bỏ ra nộp một khoản tiền thuế như vậy. Trong khi đó các doanh nghiệp phần lớn phải đi vay vốn ngân hàng và phải trả lãi cho khoản chi phí vay đó. Nếu doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính thì cịn bị cơ quan thuế tính phạt chậm nộp 0,05%/ngày trên số thuế mà thực tế chưa phát sinh chỉ là “con số ảo” tạm tính. Điều đó có nghĩa là số tiền phạt khơng hồn tồn chính xác. Mặc dù Luật thuế cho phép trong quá trình hoạt động, nếu tình hình sản xuất kinh doanh có sự biến động lớn thì doanh nghiệp được phép báo cáo cơ quan thuế để xin điều chỉnh số liệu đã kê khai nhưng đa số doanh nghiệp vẫn có tâm lý e ngại phải thuyết minh số kê khai đầu năm và số điều chỉnh hoặc sợ điều chỉnh như vậy sẽ dẫn đến bị thanh tra, kiểm tra. Doanh nghiệp phải nộp tiền phạt chậm nộp thuế TNDN (nếu có) đến khi cuối năm quyết tốn thuế nếu lỡ số thực tế doanh nghiệp phải nộp ít hơn dự kiến hoặc bị thua lỗ thì lại xảy ra tình trạng doanh nghiệp đã nộp thừa thuế TNDN và còn bị phạt oan uổng do chậm nộp tiền thuế TNDN mà lẽ ra thực tế doanh nghiệp không phải nộp. Điều này gây thiệt thịi bất lợi cho doanh nghiệp. Trong cơng tác quản lý khai thác nguồn thu thì Nhà nước cũng tạo điều kiện ưu đãi doanh nghiệp phát triển để ni dưỡng nguồn thu. Thế thì tại sao Nhà nước khơng xem xét lại trường hợp trên cho hợp lý?