Công tác chi trả tiền bảo hiểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh tại tổng công ty cổ phần bảo minh (Trang 51 - 61)

2 .Cơ cấu tổ chức

3. Công tác giám định và chi trả tiền bảo hiểm

3.2. Công tác chi trả tiền bảo hiểm

Khi tham gia bảo hiểm nếu không may gặp rủi ro người tham gia bảo hiểm được công ty bảo hiểm chi trả dựa trên những thiệt hại về sức khoẻ và mức trách nhiệm đã được thoả thuận từ trước trong hợp đồng bảo hiểm. Công tác chi trả phải

đảm bảo nhanh chóng, chính xác để tạo được uy tín đối với khách hàng và nó cũng thể hiện chất lượng dịch vụ của cơng tác bảo hiểm.

Bảng 11:Tình hình chi trả nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh

tại Bảo Minh (2000-2006)

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1.Số vụ tai nạn xảy ra trong năm Vụ 3.758 4.340 4.759 5.521 6.215 7.058 8.047 2.Số HS tham gia BH trong năm HS 452.942 509.560 580.796 665.069 763.449 978.252 1.010.516 3.Số HS tham gia BH bị RRTN trong năm HS 4.167 4.586 4.936 5.586 6.336 7.923 8.084 4.Số tiền chi trả BH trong năm TRĐ 4.472,472 5.460,628 6.203,519 7.398,817 8.645,922 9.953,817 11.445,872 5.Số tiền chi trả bình quân/vụ TRĐ/vụ 1,190 1,258 1,303 1,340 1,391 1,410 1,422

Nguồn: Phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long

Trong giai đoạn 2000-2006 số vụ tai nạn phát sinh tăng qua các năm nhưng tỷ lệ học sinh gặp rủi ro lại có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây. Cụ thể: năm 2000 tỷ lệ gặp rủi ro 0,92%; năm 2001 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,90% và đến năm 2006 giảm xuống còn 0,80%.

Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu tổng số tiền chi trả và số tiền chi trả trung bình/ 1vụ đều tăng trong giai đoạn 2000- 2006. Nguyên nhân xảy ra của hiện tượng trên là do:

- Số học sinh tham gia bảo hiểm ngày càng đông, dẫn tới số vụ tai nạn tăng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cũng do một ngun nhân khác là do cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất đã được công ty rất chú trọng nhưng do đặc điểm của cơng tác này có độ trễ nhất định: Chi đề phịng hạn chế tổn thất ở kì này nhưng ở các kì sau mới phát huy tác dụng, nên vẫn còn nhiều vụ rủi ro xảy ra.

- Đồng thời do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thì các rủi ro tai nạn xảy ra nhiều hơn với mức độ trầm trọng hơn vì thế số tiền chi trả bồi thường của cơng ty tăng.

Bảng 12: Tình hình chi trả nghiệp vụ bảo hiểmtồn diện đối với học sinh

theo các cấp họctại Bảo Minh(2000-2006)

Cấp học Số HS tham gia BH bình quân(HS) Số vụ tai nạn rủi ro bình quân(vụ) Số HS tham gia BH bị TNRR bình quân (vụ) Tỷ lệ số HS- SN tham gia BH bị TNRR bình quân(%) Số tiền chi trả bình quân (TRĐ) Số tiền chi trả bình quân/ vụ(TRĐ/vụ) -NT-MG 53.674 703 738 1,37 794,39 1,13 -TH 357.188 2.393 2.512 0,70 2.321,21 0,97 -THCS 178.996 1.611 1.691 0,95 2.271,51 1,41 -THPT 84.839 628 659 0,78 785 1,25 -ĐH-CĐ 16.694 265 278 1,67 270,3 1,02

Nguồn: Phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long

Qua bảng số liệu 12 ta thấy số vụ rủi ro tai nạn chủ yếu thuộc hai khối tiểu học và trung học cơ sở: 2.393 vụ và 1.611 vụ; tiếp đó là hai khối nhà trẻ - mẫu giáo; trung học phổ thông; đại học- cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: 703 vụ; 628 vụ; 265 vụ. Số vụ rủi ro tai nạn ở hai khối tiểu học và trung học cơ sở là cao nhất bởi có số học sinh tham gia bảo hiểm nhiều nhất và cũng ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, do vậy ngoài gặp rủi ro ốm đau bệnh tật thì rất hay gặp rủi ro tai nạn đặc biệt là tai nạn giao thông.

Ở hai khối đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và khối trung học phổ thông- ở hai khối này sức đề kháng bệnh tật của các em tốt hơn và có được ý thức bảo vệ mình nên số vụ tai nạn ít hơn.

Tuy nhiên xét về tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm gặp rủi ro tai nạn thì khối đại học cao đẳng và nhà trẻ mẫu giáo lại cao nhất: 1,67% và 1,37% trong khi đó số học sinh tham gia ở hai khối này lại khơng cao. Đặc biệt là khối đại học- cao đẳng thì tỷ lệ gặp rủi ro tai nạn gấp đơi tỷ lệ này ở khối tiểu học và trung học phổ thơng. Điều này được giải thích: Lứa tuổi nhà trẻ- mẫu giáo thì các em cịn q nhỏ nên sức đề kháng yếu; cịn khối đại học- cao đẳng thì mặc dù sức đề kháng bệnh tật cao hơn song lứa tuổi này bắt đầu có sự tiếp xúc nhiều bên ngồi xã hội mà ít có sự

Và với tỷ lệ gặp rủi ro tai nạn cao hơn rất nhiều so với các khối khác như vậy thì cơng ty phải chú trọng cơng tác đề phịng hạn chế tổn thấtvà kiểm tra kỹ hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm ở hai khối này để tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm.

Số tiền chi trả tiền bảo hiểm phản ánh quy mô tổn thất và sự giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Qua bảng số liệu trên ta thấy số tiền chi trả bình quân 1 vụ trên dưới 1 TRĐ trong khi đó số tiền bảo hiểm mà Bảo Minh áp dụng từ 1TRĐ-10TRĐ nên ở đây nó chủ yếu phản ánh mức độ nghiêm trọng của vụ rủi ro tai nạn.

Số tiền chi trả bình quân 1 vụ ở khối trung học cơ sở là cao nhất: 1,4TRĐ/vụ; tiếp đến là khối trung học phổ thông: 1,25TRĐ/vụ.

Để phản ánh chất lượng của dịch vụ bảo hiểm thì tỷ lệ giải quyết chi trả tiền bảo hiểm cũng đóng vai trị quan trọng. Thời gian giải quyết nhanh chóng khách quan kịp thời và đầy đủ sẽ thuyết phục được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty và thu hút được nhiều khách hàng mới. Đó chính là khả năng uy tín và hình ảnh của cơng ty.

Bảng 13: Tình hình giải quyết khiếu nại chi trảnghiệp vụ bảo hiểm toàn

diện đối với học sinh tại Bảo Minh (2000-2006).

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

1.Số vụ khiếu nại đòi giải quyết chi trả phát sinh trong kỳ

Vụ 3.767 4.351 4.774 5.535 6.244 7.093 8.014 2.Số vụ khiếu nại đòi giải

quyết chi trả tồn đọng

Vụ 178 187 198 213 227 256 287 3.Số vụ khiếu nại đòi giải

quyết chi trả trong kỳ Vụ 3.945 4.538 4.972 5.748 6.471 7.349 8.301 4.Số vụ khiếu nại đã được giải

quyết chi trả trong kỳ

Vụ 3.758 4340 4.759 5.521 6.215 7.057 7.975 5.Số vụ khiếu nại còn tồn đọng

chưa giải quyết trong kỳ

Vụ 187 198 213 227 256 287 326 6.Tỷ lệ giải quyết chi trả % 95,25 95,63 95,71 96,05 96,04 96,02 96,07 7.Tỷ lệ tồn đọng % 4,75 4,37 4,29 3,95 3,96 3,98 3,93

Nguồn: Phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ lệ giải quyết chi trả năm 2000: 95,25%, năm 2001: 95,63%; năm 2002: 95,71%; năm 2003:96,05%; năm 2004: 96,04%;

Tuy nhiên số vụ khiếu nại đòi giải quyết chi trả tồn đọng kỳ trước chuyển sang vẫn còn cao, cụ thể năm 2000: 187 vụ ; năm 2001:198 vụ; năm 2002: 213 vụ; năm 2003: 227 vụ; năm 2004: 256 vụ; năm 2005: 287 vụ; năm 2006: 326 vụ. Điều này có thể do thời gian chờ giải quyết tranh chấp, khiếu nại về quyền lợi bảo hiểm kéo dài; khách hàng không nộp đủ các giấy tờ cần thiết, tuy nhiên điều đó cũng chứng tỏ cơng ty đã kiểm sốt cơng tác chi trả bồi thường của mình để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất góp phần hỗ trợ cho cơng tác khai thác. Muốn vậy cơng ty cần phải có đội ngũ giám định chi trả chuyên nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên mơn đồng thời phải trung thực khách quan, có như vậy mới đảm bảo công tác chi trả diễn ra nhanh chóng, thoả đáng để bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm bị rủi ro tai nạn và đảm bảo công bằng giữa những người tham gia bảo hiểm.

4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh tại Tổng cơng ty cổ phần Bảo Minh trong giai đoạn vừa qua

Có nhiều mục đích được đặt ra khi thành lập doanh nghiệp, song mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận bởi vì doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển được khi doanh nghiệp đó thu được nhiều lợi nhuận. Vì vậy việc hạch tốn kinh doanh rất cần thiết.

Với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thì lợi nhuận của nghiệp vụ được tính như sau:

Lợi nhuận

nghiệp vụ = Doanh thu - Chi phí

Trong đó:

- Doanh thu nghiệp vụ: Tổng số phí thu được từ nghiệp vụ.

- Chi phí nghiệp vụ:

+Chi đề phòng hạn chế tổn thất. +Chi quản lý.

Kết quả và hiệu quả kinh doanh được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 14: Tổng hợp kết quả và hiệu quả kinh doanhnghiệp vụ bảo hiểm

toàn diện đối với học sinhtại Bảo Minh(2000-2006).

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

1.Tổng DT phí nghiệp

vụ TRĐ 13.133,28 15.908,34 18.337,55 21.326,57 24.674,84 28.499,44 33.059,35 2.Tổng CP nghiệp vụ TRĐ 9.276,60 10.573,47 12.275,80 14.172,41 16.953,04 19.255,26 21.145,47 3.Số tiền chi trả bảo

hiểm TRĐ 4.472,472 5.460,628 6.203,519 7.398,817 8.645,922 9.953,871 11.445,872 4.Chi phí khai thác TRĐ 2.187,15 2.464,26 2.979,54 3.446,44 4.170,19 4.815,74 5.610,34 5.CP đề phòng và hạn

chế TT TRĐ 1.177,78 1.354,45 1.584,17 1.838,26 2.205,91 2.514.74 2.907,04 6.Số học sinh tham gia

BH HS 452.942 509.560 580.796 665.069 763.499 879.252 1.010.516 7.Lợi nhuận NV (7)=(1)- (2) TRĐ 3.856,68 5.334,87 6.061,75 7.157,16 7.721,80 9.244,18 10.913,88 8.Tỷ lệ chi trả tiền BH/Tổng chi phí NV (8) = (3)/ (2) % 48,21 51,64 50,53 52,20 51,00 51,69 54,13 9.Hd = (1) /(2) đ/đ 1,41 1,50 1,50 1,50 1,46 1,48 1,49 10.Hl=(7)/(2) đ/đ 0,41 0,50 0,50 0,50 0,46 0,48 0,49 11.Hx(tg)=(6)/(2) KH/TRĐ 48,82 48,19 47,31 46,92 45,04 45,61 45,60 12.Hkt=(1)/(4) đ/đ 6,00 6,45 6,15 6,19 5,91 5,92 5,90

Nguồn: Phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long Trong đó:

- Hiệu quả theo doanh thu

Hd = DT phí BH trong kỳ/ Tổng CP nghiệp vụ. - Hiệu quả theo lợi nhuận

H(I) = LN nghiệp vụ/ Tổng chi phí nghiệp vụ - Hiệu quả xã hội tham gia

Hx(tg) = Số HS tham gia BH trong năm/ Tổng CP nghiệp vụ. - Hiệu quả khai thác

Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy các chỉ tiêu doanh thu, chi phí đều tăng

nhưng tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của nghiệp vụ qua các năm đều tăng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của các giai đoạn là 23,79%, của lợi nhuận là 17,88%; về số tuyệt đối doanh thu của năm 2000 là 13.133,28TRĐ; doanh thu năm 2006 là 33.059,35 TRĐ; lợi nhuận của năm 2000 là 3.856,68 TRĐ, năm 2006 là 10.913,88 TRĐ. Đây là một kết quả khá tốt, nó phản ánh sự nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng ty.

- Hiệu quả theo doanh thu phản ánh với mỗi đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu

- Hiệu quả theo lợi nhuận phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hiệu quả theo doanh thu và hiệu quả theo lợi nhuận của công ty luôn giữ được mức ổn định cao qua các năm: trung bình một đồng chi phí bỏ ra cơng ty thu được xấp xỉ 1,5 đồng doanh thu và 0,5 đồng lợi nhuận.

- Hiệu quả xã hội phản ánh với một đồng chi phí nghiệp vụ thì thu hút được bao nhiêu khách hàng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hiệu quả xã hội qua các năm giảm: năm 2001: 1TRĐ chi phí bỏ ra thu hút được 48,19 học sinh tham gia bảo hiểm giảm so với năm 2000 là 48,82 học sinh tham gia bảo hiểm; năm 2006 1TRĐ chi phí bỏ ra thu hút được 45,60 học sinh tham gia bảo hiểm. Nguyên nhân của hiện tượng là do:

+ Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm tồn diện đối với học sinh, các cơng ty tìm mọi cách giành dật thị trường của nhau. Do vậy Bảo Minh muốn duy trì được thị phần của mình và mở rộng sang thị phần của cơng ty khác thì cũng phải chi một khoản tiền lớn cho khâu khai thác để thu hút khách hàng làm cho tổng chi nghiệp vụ tăng lên.

+ Mặc dù công ty làm tốt công tac tuyên truyền quảng cáo, nhưng ta nhận thấy rằng công tác tuyên truyền quảng cáo trong khâu khai thác có độ trễ về thời gian: chi quảng cáo cho kì này nhưng kì sau mới phát huy tác dụng, do đó chưa thu hút được nhiều học sinh tham gia bảo hiểm.

+ Mặt khác, do công ty chú trọng đến cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất, số tiền công ty chi cho cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất ln tăng qua các năm, chính điều này đã đẩy chi phí nghiệp vụ tăng lên qua các năm.

Ta nhận thấy một số vấn đề cịn tồn tại trong q trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh tại Tổng công ty cổ phần Bảo Minh như sau:

- Khó khăn chung của tồn thị trường bảo hiểm học sinh: Thị trường bảo hiểm học sinh đang dần trở lên bão hòa và sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm với bảo hiểm y tế học sinh của bảo hiểm xã hội đẩy chi phí khai thác lên cao.

- Về nghiệp vụ bảo hiểm tồn diện đối với học sinh thì Tổng cơng ty cổ phần Bảo Minh chưa phải là một thương hiệu mạnh. Hình ảnh Bảo Việt- doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất được Nhà nước xếp hạng đặc biệt, và khi người dân có nhu cầu tham gia bảo hiểm thì họ thường nghĩ ngay tới Bảo Việt, điều này gây khó khăn cho các cơng ty bảo hiểm nói chung và với Bảo Minh nói riêng; vì vậy chỉ khi xây dựng được thương hiệu mạnh thì mới đảm bảo được lịng tin của khách hàng.

- Về cơng tác khai thác: Mặc dù số học sinh và doanh thu phí hàng năm vẫn tăng cao song cơng tác khai thác vẫn chưa thật hiệu quả:

+ Chi phí khai thác vẫn cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nghiệp vụ và có xu hướng tăng lên.

+ Hiệu quả xã hội của khâu khai thác- tức số khách hàng tham gia trên một đồng chi phí khai thác bỏ ra giảm.

+ Tỷ lệ tham gia ở khối đại học- cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thấp do đặc điểm của khối song công tác tuyên truyền vận động khối này chưa được công ty chú trọng nên số lượng tham gia cịn rất ít so với tiềm năng.

- Tình hình chi trả của cơng ty vẫn cịn nhiều hạn chế:

+Thủ tục giấy tờ còn tương đối rườm rà và phải qua nhiều khâu giải quyết làm thời gian chi trả kéo dài và tình trạng hồ sơ cịn tồn đọng nhiều(mỗi năm trên 100 hồ sơ).

+Thẩm quyền chi trả ở các văn phòng khu vực còn bị giới hạn ở mức thấp. Các văn phòng chỉ được chi trả cho những vụ tai nạn rủi ro thiệt hại ở mức thấp

dưới 500.000 VNĐ, còn ở mức thiệt hại cao hơn văn phịng chuyển hồ sơ lên các cơng ty để giải quyết, điều này đã làm tăng thời gian chi trả và tạo tâm lý khơng tốt cho khách hàng bời vì họ muốn tham gia mua bảo hiểm ở đâu thì trả tiền bảo hiểm ở nơi đó với thời gian nhanh chóng và thái độ phục vụ tốt nhất.

+Tình hình trục lợi bảo hiểm bằng cách giả mạo giấy tờ do sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên công ty vẫn đang diễn ra và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ đồng thời làm giảm uy tín của doanh nghiệp cũng như tồn ngành bảo hiểm.

- Cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất luôn được công ty quan tâm, số tiền chi trả cho công tác này tăng cao song tỷ lệ rủi ro tai nạn vẫn còn ở mức cao.

- Tình trạng đại lý và cộng tác viên khơng nộp phí bảo hiểm đúng thời gian

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh tại tổng công ty cổ phần bảo minh (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)