Hạn chế trong kiểm soát chi ủy nhiếm vốn bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước hiện nay (Trang 56 - 57)

2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại

2.2.2.6 Hạn chế trong kiểm soát chi ủy nhiếm vốn bồi thường thiệt hạ

giải phóng mặt bằng

Trong những hồ sơ Chủ đầu tư phải gửi tới KBNN nhận ủy nhiệm để được giải ngân, một hồ sơ quan trọng đó chính là Phương án đền bù giải phóng mặt bằng được duyệt. Trường hợp, đơn vị bị thiệt hại tài sải thuộc sở hữu vốn Nhà nước khi thực hiện giải phóng mặt bằng, ví dụ như trường học bệnh viện, nếu có nhu cầu đầu tư xây dựng lại thì phải lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu khơng có nhu cầu sẽ được ghi giảm vốn do Nhà nước giao quản lý sử dụng đối với phần bị thiệt hại, như vậy số tiền này sẽ không được giải ngân. Nhưng quy trình nghiệp vụ vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện vấn đề này. Nên thực tế đang diễn ra là nhiều nơi vẫn giải quyết theo Quyết định phê duyệt phương án đền bù. Trách nhiệm cho vấn đề này vẫn còn để ngỏ.

Chi phí cho hội đồng giải phóng mặt bằng và Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng phải lập dự tốn và được tạm ứng khi có phát sinh và phải được quyết tốn kinh phí theo từng dự án tại KBNN. Nhưng thực tế nhiều địa phương cho thấy Hội đồng giải phóng mặt bằng và Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng được giao nhiệm vụ trong năm đồng thời triển khai cơng tác giải phóng mặt bằng

để nhận kinh phí tổ chức thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng của tất cả dự án trên địa bàn, lập dự toán chi phi chung cho đơn vị của họ trình cấp có thẩm quyền tại địa phương phê duyệt. Chính vì thế họ không thể tách riêng chứng từ, hay xé lẻ các khoản chi để phân bổ cho các dự án đã chuyển kinh phí. Kinh phí thực hiện theo dự tốn được duyệt sẽ quyết tốn với cơ quan tài chính đồng cấp hàng năm. Nên đó cũng là lý do tại sao họ khơng thể quyết tốn với KBNN và KBNN cũng không thực hiện được thanh toán tạm ứng. Hơn nữa, KBNN cũng chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Chủ đầu tư chứ không thể quản lý các đơn vị thuộc đối tác của Chủ đầu tư.(Nhà thầu, tư vấn, Hội đồng giải phóng mặt bằng; Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng,...)

Bên cạnh đó, cơng văn số 3906/KBNN-TTVĐT ngày 31/12/2007 của KBNN cũng chưa quy định cụ thể cho hồ sơ mà Chủ đầu tư phải gửi tới KBNN ủy nhiệm để được chuyển vốn đối với trường hợp tái định cư, tái đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước hiện nay (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)