3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐỊNH GIÁ
3.2.3. Thực hiện tốt các quy chế về bảo đảm tiền vay
Các NHTM áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản đầu tư cho vay. Về vấn đề tài sản bảo đảm, cần chú ý một số nội dung sau:
- Chi nhánh cần chỉ đạo các cán bộ tín dụng quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của cấp trên về bảo đảm tiền vay: Các dự án cho vay nhất thiết phải có đầy đủ tài sản sản bảo đảm: Quyền sử dụng đất thì phải có đầy đủ giấy tờ có liên quan đến mảnh đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND quận huyện thành phố cấp hoặc quyết định cấp đất, cho thuê đất, sơ đồ mảnh đất do phịng địa chính nhà đất và đơ thị quận, huyện thành phố, giấy xác nhận của UBND phường về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất, tiền thuê đất của chủ sở hữu…). Các loại bất động sản thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Các hợp đồng thế chấp, cầm cố phải qua công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo qui định.
- Khi nhận QSD đất thế chấp, cầm cố, ngoài các thủ tục về giấy tờ, cần đi kiểm tra thực tế từng mảnh đất để xác định chính xác quyền sử dụng mảnh đất của khách hàng vay vốn, nhằm ngăn chặn và tránh hiện tượng lừa đảo, làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất phải đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý và kinh tế theo quy định hiện hành, bảo đảm khơng có tranh chấp về quyền sở hữu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
- Nâng tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng bất động sản nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro dài hạn. Thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng bất
động sản bổ sung đối với các khoản cho vay dự án chưa đủ bất động sản thế chấp theo qui định.
- Bất động sản đảm bảo phải được phép giao dịch và có tính thanh khoản cao, khi xử lý thu hồi nợ dễ dàng, nhanh chóng.