TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG SÁCH TRỰC TUYẾN TRÊN

Một phần của tài liệu Giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại điện tử việt nam trong việc ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nâng cao hiệu quả e marketing vận dụng vớ (Trang 38 - 41)

GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.1.1. Thị trƣờng sách trực tuyến

Hiện nay rất khó để đưa ra một khái niệm chính tắc về thị trường sách trực tuyến. Tuy nhiên, theo sự nghiên cứu và cách hiểu của nhóm điều tra thị trường sách trực tuyến là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các sản phẩm sách thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet.

Sản phẩm trên thị trường sách trực tuyến bao gồm:

- Sách in: là tập hợp các thơng tin dạng chữ viết, hình ảnh được lưu trên giấy. Trong chưa đầy 50 năm sau khi phát minh ra báo chí in (1440) , mười lăm triệu cuốn sách đã được xuất bản trên toàn thế giới với khoảng ba mươi ngàn đầu mục, chấm dứt cảnh các học giả phải đi hàng trăm dặm để tới một “thư viện” chỉ có hai mươi quyển sách viết tay.

- Ebook là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Giống như e-mail (thư điện tử) ebook chỉ có thể dùng các cơng cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem. Sách điện tử có những lợi thế là rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, các thao tác cá nhân hố tuỳ theo sở thích của người đọc và đặc biệt là có khả năng lưu trữ rất đa dạng. Ebook có các định dạng khác nhau như PDF, PRC, CHM v.v…

- Audio book gọi là "sách nói" vì đây là các sách hay truyện được kể lại qua giọng đọc... của người, và sẽ có định dạng là file mp3, wma, ogg, ... Khoảng vài năm trở lại đây, sách nói (audio book) đã xuất hiện và trở nên phổ biến ở nước ta. Dưới sự trợ giúp đắc lực của công nghệ truyền thơng, ngày càng có nhiều người lựa chọn sách nói và điều đó khiến việc đọc sách giấy, thậm chí là đọc e-book (sách

điện tử) cũng có nguy cơ trở nên lỗi thời. Tuy nhiên có thể thấy nhược điểm của loại sách này là có dung lượng lớn.

2.1.2. Tổng quan về thị trƣờng sách trực tuyến trên thế giới

Ngày nay, khi mua sắm trực tuyến đã trở nên rất gần gũi với mọi người, một lượng lớn các cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng tìm cách mở rộng các kênh phân phối trực tuyến. Thị trường sách trực tuyến cũng phát triển theo xu thế đó. Sách là sản phẩm được xem là cơ bản nhất cho loại hình thương mại điện tử vì đây là mặt hàng dễ bảo quản, dễ tìm hiểu và dễ phân phối, và đã được chứng minh với thành công của Amazon.

Hoa Kỳ hiện là thị trường sách trực tuyến lớn nhất trên toàn thế giới, đạt được 4.8 tỉ USD trong năm 2007 ( Global Industry Analysts, Inc ước tính). Châu Âu là thị trường lớn thứ hai với giá trị dự kiến 2,76 tỷ USD. Mỹ và châu Âu chiếm gần 95% của thị trường sách trực tuyến toàn cầu.

Tỉ lệ tăng trưởng của các thị trường toàn cầu và khu vực dự kiến dao động từ 13% đến 17%. Doanh thu trực tuyến của sách tiêu dùng $4,2 tỷ trong năm 2007, sách học thuật và chuyên sâu đạt khoảng $3 tỷ.

Ngoài ra cịn một phần lớn thị trường khơng được kiểm sốt, việc cạnh tranh trong kinh doanh trực tuyến là ngày càng tăng, đi vào các yếu tố như chi phí thấp và sự sẵn có của chuỗi s n phẩm. Các công ty như Amazon và Barnes & Noble tiếp tục kh ng định vị thế mình trên thị trường sách trực tuyến. Ngồi ra cịn có một loạt các công ty khác như Abebooks, Alibris, Books24X7, Books-A-Million, Borders Inc, eBay, Indigo Books & Music Inc, Kinokuniya Company Ltd, Oxfordbookstore.com, Wal-Mart, Waterstone's, and WHSmith.co.uk.20

2.1.3. Tiềm năng phát triển của thị trƣờng sách trực tuyến tại Việt Nam

Mơ hình nhà sách trực tuyến đã có mặt tại VN khá lâu (từ năm 2004), đến năm 2010, cùng với sự tăng trưởng ấn tượng về lượng người dùng Internet (26 triệu

20

người, tương đương 30% dân số), xu hướng mở nhà sách trực tuyến trở nên mạnh mẽ.

Không chỉ những nhà sách truyền thống nay có thêm website (Minh Khai, Nhân Văn, Trí Tuệ) thị trường cũng xuất hiện những nhà sách hoàn toàn trực tuyến mới như: Tiki.vn, Xbook, Zokik...

Theo thống kê ban đầu, hiện đã có trên 20 website chuyên kinh doanh sách. Ðó là chưa kể chính các NXB, cơng ty phát hành sách cũng phát triển website của mình từ việc chỉ đăng thơng tin sách, tiến tới bán và giao hàng các đầu sách (NXB Trẻ, Alpha Books, Thái Hà, Chibooks, Phan Thị...). Fahasa, anh cả trong ngành bán lẻ sách, cũng gấp rút "làm lại" website của mình thành trang web thương mại điện tử và ra mắt vào đầu năm 2011.

Sở dĩ có sự bùng phát như vậy, ngoài tăng trưởng về lượng người dùng Internet còn do nhiều yếu tố khác. Có thể kể đến "thời cơ vàng" của thương mại điện tử VN, giai đoạn 2010-2015. Theo ơng Nguyễn Hịa Bình - tổng giám đốc Peacesoft/Chợ điện tử, thương mại điện tử sẽ đạt doanh số khoảng 2 tỉ USD đến năm 2012. Các cơng ty có tham vọng trở thành "Amazon Việt Nam" đều học tập mơ hình của Amazon, sử dụng sách như một sản phẩm truyền thống để xâm nhập thị trường thương mại điện tử. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Nếu như ở các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật... cuộc đua đã ngã ngũ với phần thắng nghiêng h n về các công ty trực tuyến (Amazon tại Mỹ, Dangdang tại Trung Quốc) thì tại Việt Nam vẫn còn quá sớm để kết luận.

Một vài số liệu chính thức lẫn khơng chính thức cho thấy thị trường nhà sách bán lẻ của VN năm 2009 khoảng trên 2.000 tỉ đồng, trong đó tổng doanh số của các nhà sách trực tuyến dự đoán chỉ khoảng 1-2% thị trường. Fahasa, chuỗi nhà sách offline lớn nhất với 56 cửa hàng khắp cả nước vẫn chiếm khoảng 50% thị trường (theo Fahasa, doanh thu năm 2010 là 1.250 tỉ đồng).

Trước một cuộc cạnh tranh được dự báo sẽ ngày càng quyết liệt hơn, các nhà sách trực tuyến đều cố gắng phát huy và tìm ra điểm khác biệt của mình. Cho dù

thế nào thì người dùng là đối tượng có lợi nhiều nhất với xu hướng giá sách sẽ ngày càng cạnh tranh hơn, đồng thời dịch vụ khách hàng cũng ngày càng nâng cao. 21

Một phần của tài liệu Giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại điện tử việt nam trong việc ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nâng cao hiệu quả e marketing vận dụng vớ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)