KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG

Một phần của tài liệu Giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại điện tử việt nam trong việc ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nâng cao hiệu quả e marketing vận dụng vớ (Trang 68 - 73)

TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN SEO TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, các vấn đề về thương mại điện tử được điều chỉnh theo Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ 1/3/2006). Tuy nhiên, Nhà nước cần có những động thái tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu, điều chỉnh chính sách cho sát với tình hình thực tế của quốc gia, nhằm tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động giao dịch điện tử và tạo đà cho marketing điện tử phát triển.

Một vấn đề cần tiến hành song song, đó là các chương trình cụ thể hỗ trợ cho hoạt động e-marketing của doanh nghiệp trong nước. Vốn là một bộ phận chiến lược của thương mại điện tử, song e-marketing hầu như chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư thích đáng trong các văn bản trình bày định hướng phát triển thương mại điện tử của Nhà nước.

Trong giai đoạn thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay, những hình thức marketing trực tuyến mới liên tục ra đời và phát triển, Nhà nước cần nhanh chóng ban hành những văn bản pháp lý quy định cụ thể về cách thức áp dụng và triển khai các công cụ marketing trực tuyến nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng vận dụng và triển khai các hình thức marketing trực tuyến mới một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Về SEO nói riêng, Nhà nước chưa hề có một văn bản pháp lý nào đưa ra những quy định về SEO. Các doanh nghiệp muốn triển khai các chiến dịch SEO đều phải tự mày mị và sáng tạo mà khơng có khung pháp lý hướng dẫn hay điều chỉnh cụ thể. Trên thực tế, những quy định về cách thức tiến hành quy trình tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm là rất cần thiết với doanh nghiệp, những thông tư, nghị định chuẩn hóa cách thức viết các thẻ meta, cách thức đặt link trong các bài viết, sơ đồ website chuẩn hóa... sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành SEO dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với hiện nay.

4.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông

Hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố tiên quyết khi tiến hành hoạt động marketing điện tử nói chung và hoạt động SEO nói riêng. Tuy nhiên đây lại đang là một trong các yếu tố gây trở ngại cho hoạt động e-marketing, thể hiện r nét ở các khía cạnh như giá cước viễn thơng cao so với khu vực và trên thế

giới, đường truyền chậm, không ổn định và chưa chống đỡ được với các sự cố bất ngờ…

Do đó, sự can thiệp của Nhà nước đóng vai trị gần như quyết định đối với việc đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử, truyền thông về thương hiệu quốc gia ra thế giới. Bên cạnh việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thơng, các chính sách liên quan cũng cần được giám sát thực hiện một cách khẩn trương, quyết liệt, và đồng bộ, thì mới có thể bắt nhịp được với sự phát triển của hoạt động marketing điện tử trên thế giới nói chung và SEO nói riêng.

4.2.3. Tăng cƣờng đầu tƣ cho nguồn nhân lực trình độ cao về marketing điện tử và SEO tử và SEO

Sở hữu nguồn nhân lực trình độ cao là yếu tố khơng thể bỏ qua khi bàn về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho bất cứ một doanh nghiệp hay một quốc gia nào. Đặc biệt, lĩnh vực e-marketing nói chung, và SEO nói riêng ln u cầu đội ngũ nhân viên, chuyên viên không chỉ am hiểu về marketing, mà còn phải làm chủ được các kỹ thuật SEO khó, và thường xuyên cập nhật kiến thức mới, tình hình mới đối với ngành nghề mà mình đang theo đuổi.

Nhu cầu nhân lực làm thương mại điện tử (TMĐT) hiện nay rất lớn. Nhiều doanh nghiệp có ý tưởng hay, sẵn sàng tham gia TMĐT nhưng khi thực hiện lại khơng có người làm. Trên thực tế, nguồn cung nhân lực TMĐT ở Việt Nam đang chưa đáp ứng kịp cả về số lượng lẫn chất lượng.

Theo kết quả khảo sát mới nhất (tháng 7/2010), Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra tình hình đào tạo thương mại điện tử tại 250 trường đại học và cao đ ng trên phạm vi tồn quốc, kết quả cho thấy có 77 trường đại học có đào tạo về thương mại điện tử, trong đó có 49 trường đại học và 28 trường cao đ ng.

Bảng 4.1: Danh sách các trường có khoa/bộ mơn TMĐT

STT n trường ổ chức

2 Đại học Thái Ngun Bộ mơn

3 Học viện Tài Chính Bộ môn

4 Đại học Ngoại Thương Bộ môn

5 Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Bộ mơn 6 Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Bộ mơn

7 Đại học An Giang Bộ môn

8 Đại học Tài chính – Marketing Bộ mơn

9 Đại học Tôn Đức Thắng Bộ môn

10 Đại học Tây Nguyên Bộ môn

11 Đại học Kỹ thuật – Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh Bộ mơn 12 Cao đ ng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn Khoa

13 Cao đ ng Công nghệ Hà Nội Bộ môn

14 Cao đ ng Kinh tế – Kỹ thuật KonTum Bộ môn

15 Cao đ ng dân lập Cơng nghệ thơng tin TP. Hồ Chí Minh Bộ mơn

16 Cao đ ng Công nghiệp Nam Định Bộ môn

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương Tuy nhiên, sinh viên được đào tạo về TMĐT ra trường còn thiếu khá nhiều kỹ năng cơ bản, thiếu hiểu biết về quản lý cấp cao, thiếu khả năng thích ứng với sự thay đổi, thiếu khả năng làm việc theo nhóm, hạn chế hiểu biết về hệ thống pháp luật, các vấn đề về an ninh bảo mật…

Như vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xem xét lại chất lượng chương trình giảng dạy về thương mại điện tử ở các trường đại học, cao đ ng. Các cơ quan đào tạo cần xây dựng lại giáo trình đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc thực tế ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, để khi tốt nghiệp, chọn lọc và đầu tư cho những người có năng lực. Có như vậy thì khi ra trường nguồn nhân lực này mới có khả năng đáp ứng yêu cầu thực tế

tại doanh nghiệp. Kết hợp với việc tạo ra một phong trào về giảng dạy và đào tạo thương mại điện tử, e-marketing, SEO tại các trường đại học, cao đ ng, dạy nghề, trên các phương tiện truyền thông, nguồn nhân lực về e-marketing và SEO chắc chắn sẽ được cải thiện cả về chất lượng và số lượng.

4.2.4. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế h trợ cho hoạt động marketing điện tử nói chung và SEO nói riêng tử nói chung và SEO nói riêng

Trong mơi trường tồn cầu hóa và khơng tồn tại lãnh thổ của thương mại điện tử, việc xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế tốt đẹp của Chính phủ sẽ hỗ trợ đắc lực cho công cuộc marketing và làm SEO ở mơi trường mạng tồn cầu (world wide web). Là một quốc gia đang phát triển, khi tham gia vào hợp tác quốc tế Việt Nam sẽ tranh thủ được không chỉ nguồn vốn, nguồn cơng nghệ hiện đại, mà cịn cả nguồn tri thức công nghệ thông tin cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ngoài và cơ hội phát triển, cạnh tranh cho nguồn nhân lực quốc gia.

Để thực hiện hợp tác quốc tế, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các chính sách, các văn bản luật thương mại, thương mại điện tử quốc tế, các tập quán kinh doanh… đồng thời tự nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, để có thể tồn tại và phát triển khi tham gia các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, bảo mật thơng tin, thanh tốn an tồn… Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, trong hội thảo Xây dựng năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử diễn ra sáng 22/7/2011 tại Hà Nội cũng nhấn mạnh xây dựng năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử là chủ đề rất quan trọng có thể giúp nâng cao năng lực và xây dựng mơ hình thương điện tử điển hình cho Việt Nam và các nước trên thế giới.

Như vậy có thể thấy Chính phủ đóng vai trị tiên quyết trong việc phát triển lĩnh vực e-marketing cũng như SEO của các doanh nghiệp trong nước, và là đơn vị đi đầu trong việc cải thiện trình độ công nghệ thông tin quốc gia.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, bản thân các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực xây dựng các giải pháp nhằm chủ động vận dụng e-marketing và SEO vào hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại điện tử việt nam trong việc ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nâng cao hiệu quả e marketing vận dụng vớ (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)