THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
3.3.1. Thành công ban đầu:
Dù SEO mới chỉ phát triển ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng vận dụng hình thức e-marketing này và thu được những thành cơng ban đầu. Có thể kể đến các website thương mai điện tử như Vatgia.com, 5giay.vn, chodientu.vn… đã làm SEO rất hiệu quả, số lượng người truy cập tăng trưởng mạnh, nhờ đó nâng cao tổng giá trị giao dịch.
Trong các doanh nghiệp, nhận thức về tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website để tăng khả năng xuất hiện trên Google đã khiến cho nhiều doanh nghiệp chịu khó đầu tư hơn vào website, giúp website không chỉ thân thiện với các cơng cụ tìm kiếm mà cịn thân thiện với khách hàng. Khách hàng hài lịng hơn với việc tìm
kiếm thơng tin trên website, mua hàng nhiều hơn, chính là động lực giúp cho TMĐT phát triển.
3.3.2. Hạn chế và tồn tại
3.3.2.1. Hạn ch trong việc quản lý vĩ mô
Ở Việt Nam, khung pháp lý cho hoạt động TMĐT vẫn chưa hoàn thiện, hạ tầng CNTT và viễn thông chưa đáp ứng được nhu cầu, hệ thống thanh tốn điện tử cịn yếu kém. Những điều đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia vào TMĐT, khiến cho TMĐT chưa thể phát triển mạnh tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực marketing điện tử, Nhà Nước cũng như các cơ quan chức năng chưa có những văn bản cụ thể hướng dẫn doanh nghiệp triển khai các hình thức e-marketing, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về thực trạng vận dụng các hình thức e-marketing tại Việt Nam. Trong khi trên thế giới, các hình thức e-marketing hiện đại phát triển khơng ngừng với tốc độ chóng mặt, thì doanh nghiệp Việt Nam lại vẫn đang phải mò mẫm đi sau, tự thân tìm hiểu, học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngồi.
Với tình trạng bùng nổ số lượng các cơng ty SEO trên thị trường hiện tại, cũng khơng có cơ quan nào quản lý, đo lường, đánh giá về chất lượng dịch vụ do các công ty SEO cung cấp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn một công ty SEO đoạt tiêu chuẩn.
3.3.2.2. Hạn ch trong nội bộ các doanh nghiệp
Tại nhiều doanh nghiệp quy mơ nhỏ và vừa, trình độ ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, kinh doanh cịn thấp. Nguồn nhân lực cơng nghệ thông tin của các doanh nghiệp đa phần còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng.
Bên cạnh đó, lại có những doanh nghiệp có nội lực mạnh về CNTT nhưng khơng có bộ phận marketing, hoặc gộp chung bộ phận CNTT với bộ phận marketing, bởi nhận thức sai lầm rằng các hoạt động quảng bá website chỉ cần người có chun mơn về cơng nghệ là có thể thực hiện được, và thường cơng việc đó giao cho người quản trị website. Chính vì vậy, hoạt động e-marketing thường
không được đầu tư một cách bài bản trong doanh nghiệp. Những hoạt động marketing căn bản như nghiên cứu thị trường, điều tra về khách hàng hầu như khơng có doanh nghiệp nào thực hiện.
Trong việc ứng dụng SEO vào doanh nghiệp, bước đầu tiên và quan trọng nhất là nghiên cứu để lựa chọn từ khóa, địi hỏi người làm SEO không chỉ biết sử dụng các công cụ gợi ý từ khóa mà cịn phải thực sự thấu hiểu khách hàng. Đo lường hiệu quả SEO qua công cụ Alexa cho thấy hầu hết các doanh nghiệp chưa bắt kịp thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, việc nghiên cứu từ khóa chưa kĩ càng, thường tập trung vào những cái doanh nghiệp có chứ chưa đi vào cái người tiêu dùng cần.
3.3.2.3. Hạn ch về nhận thức và trình độ của người làm SEO
Ở Việt Nam chưa có trường đại học chính quy nào đào tạo về e-marketing và SEO nói riêng. Tuy đã xuất hiện những khóa học SEO của các cơng ty đào tạo về Internet marketing như học viện iNET (inet.edu.vn) hay các công ty đào tạo chuyên biệt về SEO như Litado (litado.com), Viet SEO (daotaoseo.org). Tuy nhiên chất lượng của các trung tâm đào tạo này chưa được chứng nhận, kiểm duyệt bởi một đơn vị uy tín nào. Các học viên tốt nghiệp khóa đào tạo cũng nghiễm nhiên được cơng nhận là người làm SEO có bằng cấp, nhưng thực tế các trung tâm đào tạo này khơng có những tiêu chuẩn và bài kiểm tra đánh giá trình độ thật sự khắt khe.
Ít người làm SEO có điều kiện và khả năng nghiên cứu chuyên sâu về SEO, mà chỉ tìm hiểu về SEO một cách hời hợt đã ra làm thực tế, vận dụng một cách sai lệch vào doanh nghiệp, khiến cho hiệu quả của hình thức e-marketing này không cao. Nguồn tài liệu tiếng Việt về e-marketing và SEO nói riêng cịn rất hạn chế, cho nên trừ những người có trình độ tiếng Anh tốt có thể tự nghiên cứu, hầu hết người làm SEO chỉ tham gia vào các diễn đàn, đọc các bài viết trên các blog về SEO nên kiến thức thu được rất vụn vặt và khơng có nền tảng.
SEO mũ đen là một trong những mối quan ngại lớn nhất mà những người làm SEO chân chính gặp phải. SEO mũ đen tạo ra một sự cạnh tranh không công bằng, những người làm SEO mũ đen chỉ tìm cách khai thác các thủ thuật để giúp
website của doanh nghiệp đạt được thứ hạng cao, chứ không tập trung nâng cấp chất lượng nội dung của website. Chính vì thế khách hàng khi truy cập vào các website xếp hạng cao không được đáp ứng những gì họ cần. SEO mũ đen đã làm sai lệch bản chất tối ưu website nhằm hướng đến khách hàng. Đó là mặt trái của SEO.
Mặt khác, khi sử dụng SEO mũ đen, khả năng website của doanh nghiệp bị Google phát hiện và phạt cảnh cáo rất cao. Do khơng có kiến thức SEO một cách bài bản nên nhiều người làm SEO đã vơ tình sử dụng những thủ thuật SEO mũ đen mà không nhận thức được tác hại của chúng. Hậu quả là đã có nhiều website của doanh nghiệp bị “penalty”, khơng thể tìm thấy trên Google với bất kỳ từ khóa nào.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ĐỆN TỬ VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG DỤNG SEO ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ E-MARKETING
4.1. CÁC XU HƢỚNG ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG E-MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG TƢƠNG LAI