Tiềm năng tài nguyên biển nước ta phong phú và đa dạng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển đất nước, mở rộng giao lưu quốc tế và ngày đóng một vai trị to lớn trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. Ngày nay, trong công
cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, hội nhập kinh tế quốc tế, vị trí, vai trị của biển lại càng quan trọng hơn. Song sự thành công hay thất bại đều do yếu tố của lực lượng sản xuất quyết định, nguồn lực con người quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi thời đại, ngồi yếu tố của lực lượng sản xuất thì lợi thế về tài nguyên là động lực thúc đẩy quá trình phát triển nhanh hơn và bền vững hơn. Nước ta có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, có bờ biển dài hơn 3.260km, là quốc gia có nguồn tài nguyên biển phong phú, sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển:
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định:
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế tồn diện, có trọng tâm, có trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, dịch vụ biển; đẩy mạnh các ngành đóng tàu và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản; phát triển mạnh, đi trước một số ngành kinh tế ven biển và hải đảo [ ].
Như vậy, Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ các bộ phận cấu thành kinh tế biển. Dưới đây là sự phân tích làm rõ những nhân tố và các chỉ tiêu đã đạt được của một số bộ phận cấu thành kinh tế biển.
* Phát triển đồng bộ và hiệu quả việc nuôi trông, đánh bắt, chế biến bảo vệ nguồn lợi hải sản.
+ Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.260 km, 112 cửa sơng lạch, vùng đặc quyền kinh tế có hơn 1 triệu km2, có 4000 hịn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vịnh, đầm phá, và nhiều ngư trường. Biển nước ta có khoảng 2.100 lồi hải sản, trong đó có 130 lồi hải sản khác nhau với trữ lượng là 3 triệu tấn, tiềm năng nuôi trồng thuỷ hải sản là rất lớn 1,7 triệu ha mặt nước nội địa; 300.000 ha bãi biển; 400.000 ha hồ chứa sông, suối nhỏ; 600.000 ha ao hồ nhỏ, ruộng trũng và hàng trăm nghìn ha bồi ven biển có thể đưa vào ni trồng thuỷ hải sản. Theo Bộ Nơng nghiệp & PTNT có thể sử dụng 60% diện tích mặt nước
để ni trồng thuỷ sản mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. Các mặt nước đó khơng những cho sản lượng lớn mà cịn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của sông, rừng ngập mặn, bảo đảm nhịp độ tái tạo, duy trì thuỷ sản biển và ven biển. Về khả năng chế biến, cả nước có 332 nhà máy chế biến đơng lạnh, có khả năng xuất khẩu 600.000 tấn/ năm. Hàng chục cảng cá, bến cá được xây dựng không chỉ ven biển nơi đông dân cư, nghề cá mạnh như ở Quảng Ninh, Hải Phịng, Thanh Hố, Nghệ An, Khánh Hồ, ...mà còn trên các đảo: Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Phú Quốc, Cơn Đảo, đã hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, có những trung tâm này ngồi cầu cảng, bến neo đậu tàu thuyền và các cơ sở dịch vụ khác: Như vật tư, ngư cụ, nước đá, cung ứng xăng dầu, đóng sửa tàu, chế biến thuỷ sản và chợ cá... Về lao động nghề cá, đến năm 2004 tồn quốc hiện nay có 4 triệu người; trong đó, lao động khai thác 684.000 người, lao động nuôi trồng thuỷ sản 2.228.000 người, lao động chế biến 502.000 người, lao động thương mại và dịch vụ nghề cá 586.000 người. Về trình độ ngành thuỷ sản: có trên 10,1% lao động có trình độ đại học, gần 15,1% trình độ trung cấp và cơng nhân kỹ thuật, cịn lại chưa qua đào tạo. Ngư dân nước ta có tính cần cù, chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất [23].
Vị trí của ngành thuỷ sản: Với lợi thế tự nhiên và tiềm năng sông, biển, bãi triều mặt nước và nuôi trồng thuỷ sản, ngành thuỷ sản Việt Nam đã đóng góp một vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với nông nghiệp và lâm nghiệp thuỷ sản đã cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tồn xã hội. Theo số liệu đã cơng bố của Tổng Cục thống kê, GDP của ngành thuỷ sản giai đoạn 1995- 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng; Tỷ trọng GDP của thuỷ sản trong tổng GDP của toàn quốc liên tục tăng, từ 2.9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và 4% vào năm 2005. Trong cơ cấu GDP nơng nghiệp, ngành thuỷ sản chiếm 20%, đóng góp một số lượng hàng hố xuất khẩu quan trọng và đóng một phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ta (năm 2007 chiếm 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết TW4 (khoá X) về chiến lược biển Việt Nam 2020 đã tiếp tục khẳng định ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển mạnh nhất là về ni trồng, cần phấn đấu vươn lên hàng đầu trong khu vực. Các địa phương có biển nhận thấy điều kiện phát triển thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [24].
Năm 2006, sản lượng ngành thuỷ sản đạt gần 3,7 triệu tấn, tăng 6,6% so với năm 2005, đạt 107,4% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác hải sản trên 2 triệu tấn, tăng 0,32% so với năm 2005. Sản lượng nuôi trồng 1,7 triệu tấn tăng 17,8% so với năm 2005. Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2006 đạt 47,711 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2005; Tỷ trọng thuỷ sản trong nông nghiệp 21,3% [25, tr.2].
+ Phát triển hệ thống Cảng biển, vận tải biển và công nghiệp tàu biển
- Cảng biển, vận tải biển:
Theo sự phân tích của Mác lưu thơng hàng hố là một khâu không thể thiếu trong một q trình sản xuất hàng hố. Lưu thơng hàng hố là cầu nối giữa q trình sản xuất và tiêu dùng, nó làm cho q trình sản xuất nhanh hay chậm. Mặt khác, lưu thông cũng cấu thành giá thành sản phẩm hàng hoá. Như vậy, lưu thơng đã tác động lớn đến q trình cạnh tranh của sản phẩm. Muốn quá trình lưu thơng diễn ra thuận lợi chỉ cịn cách là phát triển nhanh các hệ thống giao thông đường thuỷ, bộ, đường khơng, phục vụ cho q trình sản xuất, kinh doanh giảm giá thành sản phẩm chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Đặc biệt là vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn ngày càng trở nên cần thiết và chiếm ưu thế. Vì vậy hệ thống cảng biển, vận tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại của các quốc gia, khu vực phát triển trong quá trình xuất nhập hàng hố, là động lực thúc đẩy cơng nghiệp phát triển, phát triển cơng nghiệp chi phí vận chuyển đóng một yếu tố lớn, đặc biệt là vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này sang châu lục khác...
Vận tải bằng đường biển giảm được giá thành và số lượng hàng lại lớn. Như vậy, vị trí địa lý của biển đóng một vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế. Nước ta lại có bờ biển dài, và có nhiều vị trí xây dựng được cảng biển. Phục vụ CNH,HĐH đất nước.
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường thế giới trong thời điểm hiện này không chỉ phụ thuộc vào chất lượng giá thành của sản phẩm mà còn phụ thuộc vào chi phí vẩn tải mà doanh nghiệp đó phải chi trả trong quá trình bao tiêu sản phẩm. Các mặt hàng được sản xuất trong nước nếu nhập nguyên liệu thô và xuất sản phẩm bằng đường thuỷ với các tàu biển có trọng tải lớn là kênh tiêu thụ có hiệu quả, giảm đáng kể chi phí vận tải và tăng hiệu quả đầu tư. Chính vì vậy, yếu tố cảng biển là vấn đề trọng tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong việc quyết định lựa chọn vị trí của dự án.
Theo quan điểm truyền thống, cảng biển là đầu mối giao thông, là nơi thực hiện các thao tác bốc dỡ hàng hố từ phương thức vận tải biển sang hình thức vận tải khác và ngược lại. Trong đó vai trị cơ bản của cảng là xếp dỡ hàng hố, hỗ trợ các cơng tác xuất nhập khẩu với tư cách là một cơ sở kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia.
Theo quan điểm hiện đại, cảng biển muốn hoạt động tốt, phát huy hết khả năng của mình cần phải có mặt bằng, cơ sở vật chất lớn để phục vụ cho tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp. Như vậy, ngồi vai trị xếp dỡ hàng hoá, trung chuyển đơn giản tạo giá trị gia tăng, cảng càng đóng vai trị của chuỗi giá trị kinh doanh, nên hoạt động của nó cịn gắn với chuỗi hoạt động kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp khu chế xuất...
Cho đến nay, hầu hết các cảng biển nước ta chỉ mới đạt tiêu chí cảng truyền thống vai trị cơ bản là xếp dỡ hàng hố. Trong đó, có một số cảng mới được xây dựng để đạt tiêu chí là cảng hiện đại. Mặc dù vậy, với quy hoạch tổng thể hệ thống cảng đến năm 2010 đã được phê duyệt, trong giai đoạn (2010-2015).
Thời gian, qua quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển nước ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào tăng trưởng GDP, đáp ứng nhu cầu vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hệ thống cảng biển nước ta còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, như thiếu đồng bộ, tầm nhìn quy hoạch cịn chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển, đòi hỏi phải được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung đáp ứng yêu cầu của đất nước.
Từ năm 2005 nước ta có 126 cảng biển ở các vùng, miền trong đó có 4 cảng cơng suất 10 triệu tấn/năm và 14 cảng với công suất 1triệu tấn/năm, cịn lại là quy mơ nhỏ và vừa, khả năng neo đậu được tàu 3.000 tấn trở xuống [15, tr.6]. Trong những năm tới nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và rộng hơn, giao lưu trong nước, khu vực và thế giới, đòi hỏi hệ thống cảng biển cần đáp ứng được nhu cầu về kinh tế - xã hội. Cảng đã lưu chuyển gần như tồn bộ khối lượng hàng hố xuất nhập khẩu, phục vụ toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm, khu cơng nghiệp, góp phần tăng trưởng GDP của nền kinh tế và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu hàng hoá nên chúng ta đã đưa ra được những thứ tự ưu tiên hợp lý đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, và xây dựng mới cảng biển. Phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam được thủ Thủ Tướng phê duyệt, tiến hành lập quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển quan trọng. Đầu tư xây dựng trọng tâm, trong điểm cảng biển, cùng hệ thống giao thông tạo thuận lợi cho quá trình sử dụng một cách tối ưu, nâng cao chất lượng, dịch vụ bốc xếp hàng hoá, nâng cao chất lượng phục vụ các tàu có trọng tải lớn, hiện đại vào cảng nước ta một cách thuận lợi, những năm qua, ở nước ta ít có hiện tượng ứ đọng hàng hoá hoặc tàu phải xếp hàng chờ đợi để cập cảng. Việc quy hoạch các cảng hợp lý, khoa học, hệ thống bốc dỡ hàng nhanh, thuận tiện, hấp dẫn các nhà sản xuất, nhập khẩu trong và ngoài nước.
biển nói chung và giải quyết nhu cầu hàng hố phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Quy mô cảng ngày càng tăng, hiện nay Việt Nam chỉ có hơn 17 cảng biển loại I, và 23 cảng loại II và 9 cảng loại III, với 25.617m cầu bến, được trải dài từ Bắc đến Nam; ngồi ra cịn có 10 khu trung chuyển tải để tăng cường khả năng thơng thương của hàng hố và tạo điều kiện cho các tàu có trọng tải lớn vào cảng thuận lợi dễ dàng, an toàn. Khối lượng hàng hố được lưu thơng qua cảng tăng nhanh, tính từ 10 năm lại đây, tổng khối lượng hàng hố thơng qua hệ thống cảng biển nước ta bao gồm hàng xuất khẩu, nhập khẩu và nội địa tăng hơn hai lần, tốc độ tăng 11,36%/năm. Trong đó, hàng cơng-te-nơ tăng 3,35 lần với tốc độ 18,9%; hàng lỏng tăng 1,3 lần với tốc độ 3,89%, hàng khô tăng 2,42 lần với tốc độ 13,57%; hàng quá cảnh tăng 2,28 lần với tốc độ tăng 11,23%; lượng hành khách qua cảng biển tăng 1,96 lần với tốc độ tăng 23,02%; số lượng tàu thuyền tăng gấp 2 lần chiếm 12,37% [15, tr.18].
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào quản lý khai thác các cảng biển đã phát huy tác dụng, đạt hiệu quả cao. Nhà thầu trong nước không ngừng được đổi mới, nâng cấp; đội ngũ cán bộ sử dụng và vận hành cảng biển ngày một hoàn thiện.
Bên cạnh những mặt được, trong hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục như:
Mục tiêu để tính tốn nhu cầu hàng hố trong nước và quốc tế chưa chính xác dẫn đến quy hoạch vẫn mang tính chất phát triển tiếp theo những bước quy hoạch của các cảng hiện có, chưa có những quy hoạch đột phá để vươn ra biển. Điều kiện khoa học công nghệ chưa phát triển tương xứng với đòi hỏi ngày càng cao với thị trường trong nước và khu vực, các cảng được xây dựng ở những vị trí trên sơng kín sóng gió dẫn đến luồng tàu dài, bị sa bồi, dẫn đến độ sâu chạy tàu bị hạn chế, trang thiết bị xếp dỡ chưa đồng bộ và năng suất thấp.
Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ nối với các khu kinh tế, khu công nghiệp dẫn đến cảng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.
Thường xuyên phải cập nhật chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế - xã hội như thành lập các khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, xây dựng các nhà máy quan trọng có quy mơ lớn... Do vậy dẫn đến cảng biển nước ta vẫn mang tính chắp vá và thiếu tính đồng bộ.
Trong nỗ lực thay đổi cơ cấu kinh tế, các địa phương vùng duyên hải, ven biển thường xây dựng chương trình phát triển cơng nghiệp dựa trên cơ sở phát triển cảng và coi đó là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mình. Các chương trình đó đã tác động sâu sắc đến quy hoạch, và dẫn đến đầu tư nhiều cảng nhỏ nằm rải rác các địa phương [16,tr.18].
- Định hướng phát triển
Hiện tại, hệ thống cảng biển Việt Nam có hơn 24 cảng lớn nhỏ và hơn 100 bến phao. Lượng hàng hố bốc xếp thơng qua cảng hàng năm tăng khoảng 10%. Củ thể: Năm 2004 lượng hàng thông qua là 127,7 triệu tấn, năm 2005 đạt 139 triệu tấn, trong vòng 10 năm trở lại đây, kinh phí dành cho đầu tư xây dựng mới tăng 40%, trong khi đó lượng hàng hố tăng 300%. Như vậy, tốc độ hàng hoá tăng qua cảng lớn hơn tốc độ đầu tư xây dựng. Trong thành tựu chung của hệ thống cảng biển có sự đóng góp to lớn của cảng truyền thống vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước.
Các cảng Hải Phòng, Cửa Lò và Đà Nẵng cùng các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh là các cảng quan trọng, đóng vai trị chủ lực trong cảng biển nước ta. Tất cả các cảng này dù có lịch sử hoạt động lâu dài hay mới thành lập đều có đặc tính chung là khu hậu phương rất hẹp và chỉ thực hiện vai trò là bốc dỡ hàng hố. Chính vì thế, để xây dựng hệ thống cảng biển nước ta trở thành cảng hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh