- Cảng Nghệ Tĩnh:
2.3.3. Những vấn đề đặt ra
Đối với các ngành kinh tế biển ln cần đạt tốc độ tăng trưởng bình quân, đặc biệt là những khâu đột phá theo lĩnh vực ngành kinh tế có thế mạnh của tỉnh. Trong đó các ngành kinh tế biển được xác định có các chính sách đầu tư thích hợp để kinh tế biển phát triển xứng đáng với tiềm năng. Những năm qua có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, địa phương cho phát triển kinh tế biển, ven biển. Do đó, kinh tế biển đã có những bước đột phá, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Mặc dù thời tiết khí hậu khắc nhiệt, đã tác động một phần nào đến phát triển kinh tế biển Tỉnh Nghệ An bình quân mỗi năm chịu tác động từ 3-5 cơn bão từ biển đổ vào đất liền, sức gió từ cấp 8 trở lên, có khi giật lên cấp 12, bão thường kèm theo mưa to, sóng lớn, triều cường (vào khoảng tháng 8-11) gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng của nhân dân.
Trong những năm qua khai thác tiềm năng thế mạnh từ biển, đã thu hút được nguồn nhân lực từ vùng ven biển và các địa phương phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế biển, đã góp phần vào xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân vùng ven biển, đặc biệt ngành thuỷ sản và du lịch đã đóng một vai trị là ngành kinh tế mũi nhọn, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho nhân dân thu về nhiều ngoại tệ ngày càng cao cho tỉnh.
Mặc dù vậy, kinh tế biển của Nghệ An quy mô phát triển cịn nhỏ, cơ sở hạ tầng, trình độ lực lượng sản xuất tham gia vào hoạt động kinh tế biển còn yếu. Cơ cấu các ngành kinh tế biển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ ít có sự liên kết của các ngành trong kinh tế biển.
Như vậy để thực hiện thành công phát triển kinh tế biển, Nghệ An cần nâng cao nhận thức của tồn Đảng, tồn dân về vị trí, vai trị to lớn của kinh tế biển trong quá trình CNH,HĐH với sự nghiệp xây dựng bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Tiểu kết chương 2
Trong q trình phân tích tiềm năng, lợi thế kinh tế biển Nghệ An cho thấy kinh tế biển thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nhiều nguồn lực tham gia vào quá trình phát triển của các ngành kinh tế biển có nhiều tiềm năng để phát triển thành ngành kinh tế chủ đạo.
Với sự thu thập xử lý số liệu, luận văn đã phân tích các ngành kinh tế biển của Nghệ An, trong đó luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng và những yếu tố phát triển của ngành du lịch cùng với sự phát triển của ngành thuỷ sản mà được Nghệ An xem là ngành kinh tế mang tính đột phá của tỉnh.
Đối với ngành du lịch, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch Nghệ An trong những năm qua còn một số hạn chế cần khắc phục. Quy hoạch chưa tính đến đặc thù của vùng biển, đảo Nghệ An, đặc thù khách du lịch biển. Phần lớn quy hoạch nghiêng về đơ thị hố, hoặc là quy hoạch khu du lịch ở một vùng biển, đảo mang tính khí hậu bốn mùa rõ rệt, phần lớn mới đáp ứng phần nào khách du lịch nội địa và gần như chưa đáp ứng được khách du lịch quốc tế. Chất lượng quy hoạch chưa cao, xây dựng ồ ạt dẫn đến tình trạng phá vỡ cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường.
Quy mô, chất lượng hệ thống giao thông chưa đáp ứng yêu cầu. Năng lực quản lý kém, các doanh nghiệp du lịch hầu hết thuộc vào vừa và nhỏ, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp. Nguồn nhân lực cho du lịch còn hạn chế.
Phát triển du lịch biển đang đứng trước những nguy cơ ô nhiễm môi trường do quy hoạch và quản lý đô thị chưa được triển khai kịp thời, công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.