Các nhóm giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển kinh tế biển nghệ an trong bối cảnh quốc tế (Trang 123 - 125)

- Thực hiện tốt các chính sách để nâng cao khả năng tiếp cận và đảm bảo

3.2.2. Các nhóm giải pháp về vốn

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh đối với doanh nghiệp . Nó quyết định quy mơ mở rộng đầu tư, tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng – cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Đa dạng hố các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn trong và ngoài nước để phát triển những ngành mũi nhọn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Mở rộng mạng lưới hoạt động của các ngân hàng, nâng cao thời gian giao dịch, thời gian nhận gửi, thu hồi, và thời gian vay phải thích hợp với từng giai đoạn của dân chúng, doanh nghiệp. Bên cạnh đó,đi đơi với đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền tạo niềm tin với khách hàng. Cải tiến thủ tục tạo mọi điều kiện, nhanh gọn cho khách hàng khi đến vay hoặc gửi tiền mà vẫn đảm bảo chính xác an tồn bảo mật cao.

Mở rộng mạng lưới tín dụng, Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế biển thành một ngành kinh tế mũi nhọn nhất là trong lĩnh vực du lịch, khai thác đánh bắt, nuôi trồng, chế biển thủy hải sản, hậu cần vựcề cá… Do vậy phải tăng cường nguồn vốn đầu tư tín dụng trung và dài hạn một cách hiểu quả.

Bên cạnh đó việc đầu tư phải được thẩm định kỹ càng, với những dự án mang tính khả thi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao để góp phần thúc đẩy kinh tế biển, đảm bảo đúng nguồn vốn tín dụng. Trong q trình đầu tư phải hết sức kịp thời, mang tính đặc thù của kinh tế biển. Yêu về cầu vốn lớn với thời gian dài cịn mang tính chất thời vụ cao.

Phát huy mọi nguồn lực như, truyền thống tự lực, tự cường để huy động toàn bộ nguồn lực trong nhân dân và địa phương, đồng thời cần sự giúp đỡ rất quan trọng của Trung ương, của tỉnh, sự giúp đỡ của kiều bào nước ngoài, liên doanh, liên kết của các tổ chức trong và ngoài tỉnh, với phương châm phát triển kinh tế biển và vùng ven biển.

Bên cạnh đó cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách tỉnh, Trung ương và viện trợ nước ngoài để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển,

các cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng lớn như cảng, đường giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp… Cần có chính sách tập trung đầu tư đúng mức, đồng bộ và dứt điểm nhằm phát huy cao nhất năng lực và hiệu quả khai thác, đặc biệt là đối với khu công nghiệp, cảng, hạ tầng du lịch, các cơ sở sản xuất và dịch vụ nhằm tạo sức bật nhanh cho phát triển kinh tế biển và vùng ven biển ở tỉnh Nghệ An.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 289 ngày 18/3/2008 từ nay đến 2010 ngư dân sẽ được giúp vốn thay máy hoặc mua máy mới, đóng tàu thuyền đánh bắt hải sản với mức từ 10 đến 70 triệu đồng/tàu năm, được hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, 100% kinh phí bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên. Ngồi ra chủ tàu cịn được hỗ trợ về dầu mỗi năm từ 3 đến 5 lần, mỗi lần từ 3 đến 8 triệu đồng, phục vụ cho việc đánh bắt hoặc cung ứng các dịch vụ khai thác hải sản.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Nâng cấp cải tạo, phát triển vùng ven biển được huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi, tín dụng dài hạn, trung hạn, vốn liên doanh, liên kết góp cổ phần của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế biển.

- Đối với vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu huy động trong nội bộ các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và thu hút vốn đầu tư trong nhân dân ở trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển kinh tế biển nghệ an trong bối cảnh quốc tế (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)