Biển Việt Nam có q trình bồi tụ hình thành các bãi bồi ven biển; những bãi bồi này lớn dần và hướng ra biển. Mặt khác, cùng với đất, cát lấp đầy cùng trầm tích của các cửa sơng trước hình thành các cồn đảo, các cồn đảo này càng lớn dần. Đây là hai quá trình này diễn ra một cách song song liên tục với nhau. Quá trình bồi tụ làm cho các bãi bồi ngày càng lớn dần và hướng ra biển thành các cồn đảo, sự hình thành này cùng với quá trình dư chấn, làm tăng gấp đơi q trình đất liền tiến ra biển và quá trình này được kết thúc sau một chu kỳ bồi tụ diễn ra trong khoảng 30- 40 năm. Tính chất bồi tụ và tiến ra biển đã chứa đựng những đặc tính mới: Đó là vùng đất mới, luôn trong trạng thái tiếp nhận những yếu tố mới các yếu tố bên ngoài, những yếu tố bên ngoài quyết định sức sống của của các dải đất vùng ven biển, đồng thời những dải đất ven biển cũng quy định những đặc tính khác nhau do tính chất địa lý quy định, chính điều này khiến chúng ta cần có cách ứng xử sao cho phù hợp với tiến trình tự nhiên.
* Đặc trưng hệ sinh thái biển Việt Nam
Biển và vùng bờ biển nước ta có hệ sinh thái, mơi trường sống phong phú và đa dạng của nhiều lồi sinh vật, các loài như chim nước, cùng những loài chim chim di cư, và các động vật trên đảo, đó cũng là nơi sinh sống lý tưởng của con người. Đến nay, trong vùng biển nước ta, các nhà khoa học phát hiện ra khoảng 11.000 các loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có 3 vùng ven bờ: Móng Cái- Đồn Sơn, Hải Vân- Đại Lãnh và Đại Lãnh- Vũng
Tàu có mức đa dạng sinh học cao hơn những vùng còn lại. Trong tổng lồi được phát hiện có khoảng 6.000 lồi động vật đáy; 2.038 lồi cá, trong đó có trên 100 loại kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 lồi thực vật ngập mặn; 225 lồi tơm biển; 14 loài cá biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 lồi chim nước [5].
Biển Việt Nam có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, là nhân tố quan trọng để phát triển và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, đáp ứng được khả năng các loài nguyên liệu cho q trình chế biến cơng nghiệp chế biến xuất khẩu lớn như: cá, tôm, cua, mực, ngọc trai và rong.... ở dạng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng. Như vậy, nguồn lợi từ biển cho quá trình chế biến ở nước ta càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Ngành cơng nghiệp chế biến thuỷ sản ngày đóng một vai trị quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tăng thu nhập cho ngư dân và cho nền kinh tế tạo công ăn việc làm. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá là phong phú và đa dạng trong khu vực. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9-4,0 triệu tấn/ năm, với trữ lượng đó cho phép chúng ta khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ có thể khai thác 500 nghìn tấn, cịn lại vùng xa bờ; cá biển chiếm 95,5% [6, tr.109].
Trước những tiềm năng to lớn, cùng với sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan tự nhiên với cảnh quan văn hoá- xã hội của biển, vùng ven biển và các hải đảo cùng với lợi thế vị trí, địa hình của biển nước ta: Vấn đề phát triển kinh tế biển, khai thác đi với bảo vệ môi trường, Phải đảm bảo mơi trường sinh thái: Ngày 6-3, Chính phủ ban hành nghị định số 25/ 2009 NĐ- CP về việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Nghị định nêu rõ, Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất, hệ thống và phù hợp với đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo; Hạn chế tác động có hại, đồng thời bảo vệ và cải thiện chất lượng
môi trường, bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên biển và thúc đẩy chất lượng môi trường, bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên biển và thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển và hải đảo.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật; việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, quy hoạch chuyên ngành đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch được lập cho giai đoạn 10 năm và định hướng cho giai đoạn 20 năm tiếp theo. Định kỳ 5 năm phải đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp.
Về biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm sốt ơ nhiễm biển, hải đảo, Chính phủ quy định các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên hải đảo, chủ phương tiện nổi trên biển có trách nhiệm báo cáo về chất thải và phương án xử lý chất thải cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường; nước thải từ các dàn khoan thăm dị và khai thác dầu khí, phương tiện nổi, nước dằn tàu của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các vùng biển của Việt Nam chỉ được phép xả ra biển sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường... Bộ Tài nguyên và Mơi trường chủ trì tổ chức nghiên cứu, điều tra, đánh giá tình trạng ơ nhiễm biển, hải đảo và xác định các vùng ô nhiễm nghiêm trọng; tiến hành xử lý, khắc phục hậu quả ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường biển, hải đảo; ban hành các quy định về quản lý chất thải và kiểm sốt ơ nhiễm biển, hải đảo; chỉ đạo và hướng dẫn UBND các Tỉnh ven biển thực hiện các quy định về quản lý chất thải và kiểm sốt ơ nhiễm biển, hải đảo.
Từ năm 1993 đến nay, các ngành kinh tế biển đã tăng trưởng gấp 2 lần, đặc biệt một số ngành kinh tế đã có bước phát triển vượt bậc như dầu khí, đóng tàu, du lịch, góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, với một quốc gia có diện tích biển ngồi đất liền lên đến gần 1 triệu km2, chứa đựng biết bao tài nguyên thì việc phát triển còn ở mức quá khiêm tốn. Các
ngành kinh tế biển vẫn còn bộc lộ những nhược điểm như trình độ cịn thấp, quy mơ cịn nhỏ bé, chưa xứng với tiềm năng và lợi thế kinh tế biển của nước ta; khoa học công nghệ biển vẫn cịn yếu, chưa đủ trình độ và khả năng để giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn trong phát triển. Môi trường biển và các vùng ven biển đang có nguy cơ ơ nhiễm ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và bền vững.
Khai thác hải sản là một nghề truyền thống của đại bộ phận cư dân ven biển. Thế nhưng hiện nay có hơn 80% số tàu thuyền tập trung khai thác chủ yếu ở vùng nước nông ven bờ, trong khi vùng này chỉ chiếm khoảng 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế. Sản lượng khai thác bền vững ở vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 50 mét được ước tính khoảng 600.000 tấn, trong khi sản lượng khai thác ven bờ hiện nay đã đạt khoảng 1,1 triệu tấn. Chính vì vậy, Bộ Thuỷ sản trong chiến lược phát triển nghề cá của mình đưa ra mục tiêu là đến năm 2010 giảm số tàu thuyền khai thác ven bờ từ 96.000 chiếc như hiện nay xuống còn 50.000 chiếc, tăng số tàu thuyền đánh bắt xa bờ nhằm giảm sức ép khai thác huỷ diệt nguồn lợi hải sản. Không những thế, hiện nay nguồn lợi biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm chất lượng nước giảm sút, hàm lượng vi sinh, hàm lượng ô nhiễm hữu cơ vượt mức cho phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, ô nhiễm kim loại nặng do sử dụng hoá chất để khai thác vàng.. . Hệ thống sinh thái bị huỷ hoại rất lớn, ni tơm thì phá rừng ngập mặn, đi du lịch thì phá hết quần đảo san hô, phá hoại rừng ven biển do quá trình phát triển kinh tế... Thêm nữa, lượng rác thải có chu kỳ phân huỷ chậm như bao nhựa polymer vẫn cịn là vấn đề nan giải.
Có thể nói, “Chiến lược biển đến năm 2020” đã lần đầu tiên được bàn bạc ở tầm cao nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế nhu cầu của quá trình phát triển đất nước ta và quan trọng hơn đây là một quyết tâm chính trị rõ ràng nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển và kinh tế biển đảo. Để làm được những điều này, là ngay từ bây giờ rất cần sắp xếp rõ ràng các lĩnh vực kinh tế biển được ưu tiên để tập trung đầu tư lớn, dứt
điểm, tạo đột phá tạo dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng và đặc biệt là cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển, khuyến khích dân bám biển [56].
Các hệ sinh thái là nơi có tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn lợi sinh vật biển và nguồn hải sản tự nhiên rất cao. Cho nên, đây là yếu tố duy trì phát triển ổn định đối với một số ngành kinh tế biển dựa vào tài nguyên thiên nhiên như ngành thuỷ sản, du lịch, bảo tồn thiên nhiên. Chúng ta cần nhận thấy bảo tồn biển và phát triển kinh tế biển là hai mặt của một vấn đề.
Trong vùng biển nước ta có khoảng 1.122 km2 rạn san hô với khoảng 310 lồi san hơ đã phân bố rộng từ biển miền Bặc vào biển miền Nam, con số đó chỉ có 20% cịn lại mức tốt và rất tốt. Sống và gắn bó với các lồi san hơ có trên 2.000 lồi sinh vật đáy và cá, trong đó có 400 lồi cá san hơ và nhiều hải sản. Rừng ngập mặn còn khoảng 252.500 ha, tập trung ở vùng ven biển sông cửu long (191.800 ha). Sống dưới tán thảm thực vật ngập mặn là khoảng 1.600 loài sinh vật, trong đó có nhiều thuỷ đặc sản chỉ sống gắn bó với rừng ngập mặn. Các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam và các ven đảo, ở độ sâu từ 0 đến 20 m, tập trung ở ven đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Trường Sa và một số cửa sông ở miền Trung.
Do nằm trong nhiệt đới tuyến tiếp giữa lục địa và biển, nên ba hệ sinh thái nhiệt đới nêu trên có quan hệ mật thiết và tương hỗ lẫn nhau, tạo nên những liên kết sinh thái quan trọng trong vùng biển và bờ, được ví như một " dây xích" mà một mắt xích trong số đó bị tác động sẽ ảnh hưởng các mắt xích cịn lại. Trong thực tế, ít ai nghĩ rằng việc phá rừng ngập mặn vùng triều ven biển lại ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và nguồn lợi sinh vật ở dưới đáy biển sâu hơn [46, tr.13].
Mất các hệ sinh thái này, biển nước ta có nguy cơ trở thành " thuỷ mạc", khơng cịn tơm cá nữa! Đó cũng là thơng điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên của nước ta đã cảnh báo với Quốc Hội vào năm 2000.