KINH NGHIỆ MỞ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển kinh tế biển nghệ an trong bối cảnh quốc tế (Trang 54 - 63)

TẾ BIỂN

- Hiệu quả phát triển kinh tế biển ở Thanh Hoá.

Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết 08 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về phát triển kinh tế nghề biển, nghề biển Thanh Hố có bước phát triển mới theo hướng CNH, HĐH, tổng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu đều tăng, giải quyết việc làm cho người lao động, đống góp vào cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TU (ngày 24 -8- 1999) của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về phát triển kinh tế nghề biển, ngành thuỷ sản tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đáng khích lệ. Năm 2005, giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 275,52 tỷ đồng và bằng 168,76% so với năm 2000; tổng sản lượng thuỷ sản đạt 37,544 tấn, tăng 24,576 tấn và bằng 150,18%; giá trị xuất khẩu đạt 24,3 triệu USD, bằng 167,58%; giải quyết việc làm 52,070 lao động, tăng 12,271 lao động so với năm 2000. Riêng tháng 9 năm 2006, tổng sản lượng khai thác đạt 44.833 tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ.

Sau 6 năm thực hiện Nghị Quyết 08 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế nghề biển, những mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra giai đoạn 2000- 2005 trên các lĩnh vực: nuôi trồng, chế biến, khai thác thuỷ hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và nghề muối đã hồn thành có hiệu quả. Giá trị sản xuất tồn ngành thuỷ sản đều tăng bình quân 11,51%. Nghề biển Thanh Hoá đã và đang từng bước được CNH,HĐH theo hướng phát triển ổn định, bền vững, đóng góp vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo sở Thuỷ sản Thanh Hoá, đến nay tồn tỉnh có khoảng 4.876 phương tiện khai thác hải sản; trong đó có 4748 chiếc tàu thuyền cơ giới, với tổng công suất là 163.927 CV, tăng 4.784 chiếc so với năm 2000. Các tàu cá ln được đóng mới, cải hốn, sửa chữa, trang bị các máy móc hiện đại như máy định vị, máy dị cá, máy thơng tin liên lạc để khơng ngừng nâng cao hiệu qua và an tồn khai thác; đồng thời, từng bước hạn chế phát triển tàu, thuyền nhỏ, thô sơ khai thác vùng ven bờ. Tổng số vống đầu tư phát triển phương tiện, nghề khai thác thuỷ sản trong 6 năm qua đạt 185,293 tỷ đồng. Số tàu, thuyền này khai thác chủ yếu bằng nghề kéo lưới, câu, vây sâu rút chì, lưới rê và mành, với tổng khai thác hải sản năm 2005 đạt 54.401 tấn, tổng giá trị sản phẩm lên đến là 421,577 tỷ đồng. Hàng năm nghề khai thác hải sản trên biển đã giải quyết việc làm hơn 28.000 lao động, thu nhập bình quân 680.000

Thanh, Hải Bình, Hải Ninh, Hải Châu (Tĩnh Gia) với mức thu nhập từ 700.000 - 1.800.000 đồng/ tháng.

Song song với khai thác hải sản ngồi khơi, trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền và bà con ngư dân đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi diện tích trồng lúa, Cói có hiệu quả thấp, các vùng đất cát, đất hoang hố sang ni trồng thuỷ sản, làm tăng diện tích các loại hình mặt nước, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng; tập trung đẩy mạnh ni tơm sú- là sản phẩm có năng suất và giá trị kinh tế cao; từng bước chuyển hình thức ni quảng canh sang ni bán thâm canh và thâm canh. Qua đó, tiềm năng đất đai được khai thác hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra một số nghề mới có thu nhập cao hơn cho vùng nông thôn ven biển. Tổng số vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản 6 năm qua đạt 343 tỷ đồng, chiếm 42,1% vốn đầu tư tồn ngành. Diện tích ni trồng thuỷ sản hàng năm là 16.200 ha; sản lượng đạt 19,143 tấn; giá trị sản xuất đạt 222185 tỷ đồng, tăng 120,361 tỷ đồng so với năm 2000. Nghề nuôi trồng thuỷ sản đã giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động. Ngoài ra, tỉnh đã và đang triển khai dự án nuôi tôm công nghiệp.

Bên cạnh kế hoạch đã đạt được những năm qua, việc phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hố cịn nhiều hạn chế, tồn tại đó là: Năng lực khai thác phát triển nhanh, nhưng cơ cấu phương tiện khai thác ở các vùng chưa phù hợp; bình qn cơng suất của tàu, thuyền gắn máy con thấp (34,5CV/ tàu), trong khi bình quân của cả nước là 60 CV/ tàu; bè mảnh thủ công và cơ giới nhỏ dưới 20 CV vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn (65,56%) trên tổng số phương tiện hiện có. Cơng tác cứu, cứu nạn trên biển cịn nhiều bất cập. Việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng yêu cầu. Các vi phạm như sử dụng chất nổ, xung điện khai thác chưa được ngăn chặn kịp thời; việc dùng ánh sáng có cường độ mạnh, kích thước mắt lưới nhỏ trên tàu, thuyền đánh bắt hải sản đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến ngư trường ven bờ bị tàn phá, nguồn lợi khai thác bị cạn kiệt, một số

lồi cá có nguy cơ diệt chủng. Dịch vụ hậu cần, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản còn nhiều hạn chế, bất cập...

Nhân thấy được vai trò to lớn của biển đem lại cho kinh tế - xã hội, Thanh Hoá đã đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Mục tiêu đến năm 2010 là tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1082,99 tỷ đồng, tăng 60,16%; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,03%/ năm; tổng sản lượng khai thác và đạt 102.197 tấn, tăng 38,96% ; tốc độ tăng trưởng bình quân 7,8% /năm ; tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 65 triệu USD, tăng 176,48% ; giải quyết việc làm cho 5,5 vạn lao động, tăng 5,62% so với năm 2005... Hiện nay, ngành thuỷ sản Thanh Hoá tập trung triển khai các giải pháp củ thể sau.

Trước mắt, ngành tăng cường tập trung chỉ đảo chuyển dịch cơ cấu khai thác theo hướng giữa khơi và lộng, chuyển mạnh sang khai thác xa bờ, tăng năng lực đóng mới, cải hốn đội tàu đáp ứng nhu cầu khai thác xa bờ, toàn ngành phấn đấu đến năm 2010, tổng phương tiện khai thác thuỷ sản giảm xuống chỉ còn 2.194 chiếc, với tổng cơng suất la 174.800CV, bình qn cơng suất đạt 60CV/ tàu; loại bỏ hẳn các phương tiện khai thác thủ công. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác quản lý, kỹ thuật, nhất là thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên; quan tâm các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ lao động nghề cá. Chỉ đạo thực hiện tốt Hiệp định Phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Gắn kết giữa cơ sở chế biến thuỷ sản với người khai thác, đánh bắt hải sản trên biển. Đồng thời, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến mặt hàng hải sản tại các khu tập trung nguyên liệu, các cảng cá, bến cá. Đẩy nhanh các dự án xây dựng cảng cá, bến cá. Ngành thuỷ sản cùng bà con ngư dân tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả kinh tế của các khu nuôi tôm công nghiệp tại các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương...

Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến người dân các quy định về công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; đăng ký, đăng

kiểm tàu cá, kiểm tra chất lượng hàng hố chun ngành thuỷ sản, từ đó nâng cao nhận thức cho người dân. Hạn chế, tiến tới chấm dứt khai thác thuỷ sản bằng chất nổ, xung điện, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định định. Toàn ngành phấn đấu trong thời gian tới sẽ có 100% số tàu cá đăng ký theo quy định, được kiểm tra an toàn kỹ thuật đúng thời hạn, được đăng kiểm đảm bảo an toàn trong khi hoạt động thuỷ sản trên biển. Ngoài ra, ngành thuỷ sản đã và đang tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu, vươn lên xuất khẩu trực tiếp, xây dựng thị trường nội địa với các mặt hàng đa dạng, hấp dẫn. Đầu tư xây dựng chợ cá đầu mối tại các khu trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá như: Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn), Hải Bình (Tĩnh Gia), xây dựng bến cá Lạch Chép...[50].

- Hiệu quả phát triển kinh tế biển ở tỉnh Cà Mau.

Nhận thức Cà Mau có lợi thế và tiềm năng gắn liền với biển, những năm qua, tỉnh đã xác định phát triển các ngành nghề có liên quan: thuỷ sản, đóng tàu, khai thác và chế biến dầu khí, du lịch…

Trong đó xác định thuỷ sản là kinh tế mũi nhọn, từ đó, tập trung chỉ đạo phát triển khai thác, đánh bắt thuỷ sản theo hướng xa bờ, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề khai thác phù hợp để tăng hiệu quả đánh bắt.

Tỉnh đã triển khai thực hiện khá tốt chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế thuỷ sản, phù hợp với đặc thù của địa phương gắn với an sinh xã hội. Đầu tư vốn, giảm miễn thuế, hỗ trợ ngư dân khai thác biển theo Quyết định 289 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo bộ đội biên phịng, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tạo thuận lợi cho các phương tiện hoạt động ra vào cửa biển và làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển. Phần lớn ngư dân được trang bị máy thông tin liên lạc, máy định vị, một số tàu có trang bị máy tầm ngư.

Với truyền thống gắn bó lâu đời với biển, có tay nghề và nhiều kinh nghiệm trong khai thác, lực lượng lao động tăng từ 18.000 lên 35.000 người. Năm 2008, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt khoảng

79.128 tấn. Kim ngạch xuất khẩu là 582,8 triệu USD, diện tích ni trồng thuỷ sản tồn tỉnh khoảng 278.240 ha.

Trong khi đó, dầu khí vùng biển Tây Nam có trữ lượng rất lớn trong đó khí đốt khoảng 170 tỷ m3 phục vụ cho 2 nhà máy điện hoạt động với cơng suất 1.500 MWh. Hiện nay, tập đồn dầu khí Việt Nam đang thi cơng Nhà máy phân đạm có cơng suất 800 ngàn tấm/ năm ngay trên địa bàn tỉnh.

Thêm vào đó, ngành cơng nghiệp đóng tàu ở Cà Mau trong thời gian gần đây phát triển khá mạnh với đội ngũ cơng nhân có tay nghề khá vững vàng, hiện nay tỉnh có một xưởng đóng tàu với cơng suất đóng mới, sửa chữa khoảng 120 tàu/năm. Vừa qua Vinashin đã khởi cơng nhà máy đóng tàu với cơng suất đóng tàu 30.000 tấn.

Du lịch biển đảo và du lịch sinh thái ngày càng phát triển, nhiều tuyến, điểm du lịch biển đảo và du lịch sinh thái như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Khai Long, Đất Mũi… thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Kết cấu hạ tầng khu vực ven biển từng bước được cải thiện, các tuyến đường giao thơng, các cơng trình điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế, cấp nước, bưu chính, viễn thơng đặc biệt là hệ thống thơng tin vùng ven biển. Ngồi ra tỉnh đã và đang triển khai xây dựng các cơng trình hạ tầng nghề cá, cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu, thuyền. Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đảo Hịn Chuối (nơi có cư dân sinh sống).

Tuy có nhiều lợi thế nhưng quy mơ kinh tế của vùng ven biển và vùng biển của tỉnh Cà Mau còn nhỏ bé. Mức độ đầu tư chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng nên đã hạn chế không nhỏ cho sự phát triển. Cơ cấu kinh tế vùng ven biển và vùng biển của tỉnh mới chỉ là các hoạt động khai thác tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng cịn yếu kém, đặc biệt là giao thơng đường bộ, các ngành dịch vụ phục vụ hậu cần nghề cá cịn phân tán, chương trình đánh bắt xa bờ cịn hạn chế nhiều mặt.

Nhưng với quyết tâm vực dậy nền kinh tế biển Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, trong thời gian tới, tỉnh tập trung giải quyết một số vần đề

cho phát triển kinh tế biển theo hướng đa dạng các ngành nghề; củng cố, phát huy năng lực và nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác xa bờ gắn với bảo vệ vững chắc tình hình an ninh trên biển.

Từ nay đến năm 2020, Cà Mau sẽ xây dựng vùng kinh tế biển, đảo trở thành vùng kinh tế động lực, giàu lên từ biển, từng bước nâng cao tỷ trọng cho kinh tế biển (dự tính đến năm 2020, GDP đạt từ 65-70% toàn tỉnh), mục tiêu trọng tâm là hệ thống giao thông kết nối hệ thống đường ven biển, tạo thành các hành lang kinh tế, kết nối kinh tế nội địa với dải hành lang kinh tế ven biển vịnh Thái Lan; xây dựng, nâng cấp cảng biển, đê biển, hạ tầng nghề cá, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, các cơng trình phịng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Tập trung phát triển các đô thị ven biển, đặc biệt hai đô thị động lực là Năm Căn và Sông Đốc, đưa Năm Căn thành khu kinh tế tổng hợp, nằm trong hành lang kinh tế ven biển phía Đơng vùng biển Tây Nam Bộ, cùng cụm cơng nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau tạo thành động lực tăng trưởng, phát triển cho tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Để phát triển một nền kinh tế biển hiệu quả bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế. Cần có một phương thức quản lý biển tổng hợp đảm bảo được an ninh, sinh thái và an sinh xã hội ở vùng biển ven biển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bằng cách tận dụng các nguồn lực và công nghệ hiện đại để khai thác biển có hiệu quả và bền vững.

Tập trung phát triển nhanh kinh tế vùng biển và ven biển cao hơn mức tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh. Chú trọng nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá tinh thần cho cư dân vùng biển, ven biển, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Tranh thủ vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phối hợp với Trung ương hoàn thành nhanh tuyến đường Hồ Chí Minh đến Đất Mũi và các tuyến ven biển. Tập trung xây dựng các tuyến đường ô tô đến trung tâm các khu dân cư ven biển nhất là các cửa biển. Xây dựng các cụm, tuyến dân

cư tập trung để có điều kiện đầu tư đồng bộ về điện, đường, trường, trạm và hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, tạo mọi điều kiện có thể nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân vùng biển và ven biển.

Hỗ trợ tích cực các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư phát triển và nâng cấp kết cấu hạ tầng nghề cá để sớm đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu đánh bắt hải sản. Chú trọng hơn nữa đến quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa. Ngoài việc xác định, phân cấp luồng - tuyến, tỉnh đặc biệt quan tâm quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh ở trên bờ phục vụ sự tăng trưởng liên hoàn trong vận chuyển và cho các khu vực bến bãi đậu xe, tập kết hàng hoá.

Sự phát triển sẽ bền vững, an tồn thơng qua việc triển khai đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện nghề cho người đi biển và làm du lịch; giữ gìn mơi trường sinh thái biển, tạo nguồn nhân lực cho quá trình CNH,HĐH, chương trình kinh tế biển. Đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị đầy đủ cho các khu hậu cần - phòng tránh bão lũ cho tàu thuyền mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quy hoạch theo hướng chỉ đạo của Chính phủ.

Nhà nước và người dân buộc phải thay đổi cách tư duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển. Tư duy này khơng có nghĩa là ở bên cạnh biển mà phải đối mặt với biển, chinh phục biển và chế ngự biển khơi. Có như vậy, mục tiêu “Việt Nam phải là một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển vào năm 2020” của Chính phủ mới có khả năng thành hiện thực [51].

Tiểu kết chương 1

Để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế biển, chúng ta cần nâng cao nhận thức của tồn Đảng, tồn dân về vị trí, vai trị của biển đối với

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển kinh tế biển nghệ an trong bối cảnh quốc tế (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)