Chế biến nhân dân

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển kinh tế biển nghệ an trong bối cảnh quốc tế (Trang 78 - 82)

- Biển, bờ biển.

2 Chế biến nhân dân

2.1 Nước mắm Triệu

lít 13,5 14,0 15,0 15,0 16,0

* Cơ sở CB nhân dân Cơ sở 213 235 250 250 250

2.2 Mắm các loại Tấn 4.500 5.000 5.000 5.600 5.700

2.3 Bột cá Tấn 300 1.200 1.500 2.000 2.000

* Số nhà máy CB bột cá Nh.máy 1 4 4 4 4

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT. - Năng lực và công nghệ

Cơ sở chế biến xuất khẩu đã và đang từng bước được đầu tư về qui mô cũng như thiết bị, công nghệ sản xuất. Đã và đang thực hiện đổi mới từng phần cơng nghệ như cơng nghệ đóng gói chân khơng, công nghệ Sashimi, công nghệ sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp tư nhân, Cơng ty TNHH thu mua và chế biến xuất khẩu thuỷ sản ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, đã thu mua và chế biến số lượng lớn trong tổng sản phẩm của tỉnh. Sản phẩm chế biến ngày một đa dạng và có nhiều sản

phẩm đạt chất lượng cao. Một số cơ sở chế biến được nâng cấp, xây dựng mới như Doanh nghiệp chế biến Phương Mai, Hải An, Minh Phương và xây dựng thương hiệu sản phẩm đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp,..Nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản 2 Nghệ An đang ứng dụng công nghệ chế biến các sản phẩm xuất khẩu từ cá tra,...

Hệ thống chế biến thuỷ sản nhân dân phát triển mạnh; các cơ sở chế biến nội địa không ngừng được đầu tư phát triển cả ở các HTX lẫn tư nhân. Hiện tại có 03 cơng ty Cổ phần thuỷ sản, gần 50 cơ sở chế biến tư nhân, 4 cơ sở chế biến bột cá, với công suất 4.000 tấn sản phẩm/năm (tương đương với 16.000 tấn nguyên liệu), hơn 350 cơ sở chế biến nước mắm với công suất chế biến hơn 20 triệu lít nước mắm/năm. Nghề chế biến thuỷ sản truyền thống được khôi phục và phát triển với chất lượng, mẫu mã ngày càng đẹp như như nước mắm cao đạm, mắm tôm, mắm nêm, … Nhiều sản phẩm mới được chuyển giao công nghệ đưa vào sản xuất được thị trường chấp nhận như cá tẩm gia vị, mắm tôm chua nguyên con, cá hấp sấy ăn liền, chả cá, … Ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân làm ăn có hiệu quả và đầu tư lớn trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Các đơn vị chế biến nội địa chủ yếu sử dụng cơng nghệ chế biến truyền thống, bên cạnh đó có một số cơng nghệ mới như cơng nghệ sản xuất nước mắm ngắn ngày bằng Enzim, sản xuất cá tẩm gia vị, tôm nõn, mắm đâm, …

Thị trường Xuất khẩu.

Trong những năm gần đây các sản phẩm chế biến thuỷ sản của các đơn vị không những cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận cũng như khu vực miền Bắc, như sản phẩm nước mắm đã có mặt ở các thị trường Hà Nội, Hải Phòng... Một số sản phẩm đã giải quyết được nhu cầu thị trường trong tỉnh như: Ruốc, mắm chua, cá tẩm gia vị....trước đây chủ yếu nhập từ các tỉnh phía Nam ra. Nhìn chung các cơ sở đã bước đầu chú trọng đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì kích thích thị hiếu người tiêu dùng, cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm như thương hiệu nước

mắm Vạn Phần, nước mắm Cửa Hôi... Tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao nhằm quảng bá sản phẩm của mình.

- Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 105 nước và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường lớn như Nhật bản, Mỹ, EU chiếm thị phần quan trọng. Xuất khẩu thuỷ sản Nghệ An cuối những năm 90 của thế kỷ 20 cùng trong xu thế chung ấy. Vào thời điểm đó, Cơng ty XNK thuỷ sản Nghệ An đã có Code EU và có hàng hoá thâm nhập vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn quốc, Arập - Sêut...với kim ngạch xuất khẩu tăng hàng năm.

+ Năng lực cạnh tranh và lợi thế của thuỷ, hải sản Nghệ An.

Ngành thuỷ sản Nghệ An đã làm tốt nhu cầu dự báo khả năng tiêu thụ hàng thuỷ sản:

GDP bình quân đầu người tăng nên xu hướng tiêu thụ thuỷ sản sẽ tăng nhất là tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn. Tỷ trọng đạm động vật từ cá sẽ duy trì ở mức 30% trong tổng lượng đạm cung cấp cho nhân dân. Vẫn tiếp tục duy trì các dạng mặt hàng tươi sống, đông lạnh, tuy nhiên các dạng sản phẩm khác như đồ hộp, sản phẩm nấu liền, ăn ngay sẽ tăng. Các dạng sản phẩm truyền thống sẽ giữ ở mức như hiện nay. Chất lượng sản phẩm phục vụ cho nội địa cũng như xuất khẩu sẽ nâng cao, sản phẩm sẽ đa dạng hơn.

Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của q trình cơng nghiệp hố đơ thị hố ngày càng làm thu hẹp đất canh tác trong nông nghiệp cộng thêm với sự diễn biến phức tạp bất lợi của thiên nhiên, môi trường tới sản xuất nông nghiệp làm cho lương thực, thực phẩm sẽ luôn là mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới và q trình trao đổi bn bán hàng hố lương thực, thực phẩm, trong đó thuỷ sản chiếm một vị trí quan trọng, trên tồn cầu ngày càng rộng rãi. Trong điều kiện đó, sản phẩm thuỷ sản càng ngày càng chiếm vị trí quan trọng để giải quyết nguồn dinh dưỡng thực phẩm cung cấp cho nhân loại, phạm vi và khối lượng giao lưu của các mặt hàng này trên thị trường thế giới ngày càng tăng và sẽ tiếp tục tăng với mọi sự

đa dạng của nó. Như vậy phát triển sản xuất thuỷ sản ở những nơi có điều kiện khơng chỉ cịn đơn thuần địi hỏi cấp bách và lâu dài cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm, không đơn thuần mang ý nghĩa nhân đạo nữa. Ngành sản xuất này đang và đầy hứa hẹn có thể trở thành ngành sản xuất kinh doanh có lãi suất cao với xu thế ổn định lâu dài trên thị trường quốc tế. Đó là tiền đề quan trọng bậc nhất của sự phát triển của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong những xuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng qui hoạch phát triển thuỷ sản ở tỉnh ta giai đoạn 2008-2020.

Trong quá trình phát triển của mọi ngành kinh tế bao giờ cũng nảy sinh những cơ hội, tiềm năng và thách thức mới. Đối với ngành thuỷ sản cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Từ năm 2001 đến nay đã có rất nhiều thành tựu khoa học cơng nghệ đạt được trong ngành thuỷ sản như việc đưa công nghệ nuôi cá lồng kiểu Na Uy trên biển vào nuôi thực nghiệm thành cơng ở đảo Hịn Ngư tỉnh Nghệ An đã khơi dậy một tiềm năng mới cho phát triển nuôi ở biển ở các vùng biển hở. Việc nghiên cứu thành công và đưa vào nuôi đại trà nhiều loại hải sản như ốc hương, một số loài cá biển như cá song, cá giị; nhập nội phát triển thành cơng một số đối tượng nuôi mới như tôm thẻ chân trắng, cá hồng Mỹ,… cũng đã tạo tiền đề và khả năng hiện thực cho việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đã dự liệu. Tuy nhiên, cũng trong quá trình phát triển ngày càng nảy sinh nhiều thách thức mới mà ngành phải cố gắng tìm các biện pháp và các chính sách để khắc phục. Chẳng hạn, việc một số các nhà sản xuất kinh doanh ở các nước nhập khẩu khi bị động chạm tới quyền lợi, họ ln tìm mọi cách để hạn chế lượng xuất khẩu của ta, như kiểm tra ngặt nghèo dư lượng hoá chất và kháng sinh, kiện bán phá giá,… Bên cạnh đó sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà xuất khẩu ngồi nước, thậm chí trong nước, trong bối cảnh gia nhập vào thương mại tự do khu vực và tồn cầu. Trong bối cảnh đó, chỉ có con đường ln đổi mới, tìm mọi giải pháp thích ứng và bằng mọi sự nỗ lực cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản

phẩm, hạ giá thành, tổ chức tốt việc xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm mới có thể đứng vững trong cạnh tranh và giữ được nhịp độ phát triển.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển kinh tế biển nghệ an trong bối cảnh quốc tế (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)