.3 Kết quả sản xuất nông-lâm-thuỷ sản huyện Mộ Đức qua 5 năm 2004-2008

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 31 - 41)

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008

2008/2004 +/- % Tổng số 258.142 439.783 607.181 349.039 135,21 1. Nông nghiệp 245.124 328.642 412.771 167.647 68,39 + Trồng trọt 186.232 245.920 325.210 138.978 74,63 + Chăn nuôi 52.012 71.352 74.486 22.474 43,21 + Dịch Vụ 6.880 11.190 13.075 6.195 90,04 2. Lâm nghiệp 2.521 5.239 7.360 4.839 191,97 + Khai thác 2.108 2.275 2.030 -78 -3,69 + Nuôi trồng 311 2.964 3.977 3.666 1.178,88 + Dịch vụ - - 1.353 - - 3. Thuỷ sản 37.497 106.082 187.050 149.553 398,84 + Khai thác 14.072 15.132 28.040 13.968 99,26 + Nuôi trồng 23.425 90.225 133.810 110.385 471,23 + Dịch Vụ - 725 25.200 - -

( Nguồn: Phòng thống kê huyện Mộ Đức)

Kết quả ta thấy giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản của huyện tăng qua 5 năm. Năm 2008 so với 2004 tăng 349.039 triệu đồng tương ứng là 135,21 %. Trong đó ngành nơng nghiệp tăng nhiều nhất 167.647 triệu đồng chiếm 68,39 %. Với chủ trương chính của huyện tăng GTSX theo chiều sâu, đầu tư chuyên canh một số vùng cây CNHN, áp dụng các kỹ thuật trồng trọt và mơ hình chăn ni mới, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm, ưu tiên phát triển các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao.

Giá trị lâm nghiệp, thuỷ sản có tăng, đặc biệt ngành thuỷ sản tăng 149.553 triệu đồng tương ứng 398,84 %. Huyện đang đẩy mạnh việc NTTS, mở rộng các trang khu vực nuôi tôm tại xã Đức Phong. Nhiều trang trại nuôi tôm mọc lên được trang bị đầy đủ kỹ thuật, vốn.

* Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội.

Mộ Đức có số dân tương đối cao, tỷ lệ phát triển dân số tuy có giảm nhưng khơng đồng đều giữa các vùng. Phần lớn dân số của huyện sống nhờ vào sản xuất nơng nghiệp là chính, trong cơ cấu kinh tế của huyện, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao, sự chuyển dịch cơ cấu mới chỉ là bước đầu và diễn ra còn rất chậm. Để đạt mục tiêu CNH – HĐH phương hướng phát triển kinh tế của huyện cần có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng nhanh về tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ chất lượng cịn thấp. Để có nền kinh tế phát triển thì hệ thống các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hiện nay phải được nâng cấp, mở rộng cải tạo và xây dựng mới.

Với tốc độ đơ thị hố như dự báo thì những khu vực thị trấn, thị tứ tiếp tục được mở rộng, phát triển có quy mơ. Sự phát triển này sẽ khơng tránh khỏi sẽ làm mất đi một phần lớn diện tích đất nơng nghiệp. Vì thế u cầu đặt ra là phải sử dụng đất nông nghiệp thật sự hiệu quả.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Lựa chọn địa điểm nghiên cứu

Chọn 2 xã Đức Nhuận và Đức Hiệp, đây là 2 xã đồng bằng huyện Mộ Đức, có diện tích đất canh tác lớn và có nhiều mơ hình ln canh cho năng suất cao.

2.3.2 Thu thập và xử lý số liệu:

- Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các nguồn:

+ Niêm giám thống kê huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi năm từ 2008 -02008. + Các báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 2 xã Đức Nhuận và Đức Hiệp huyện Mộ Đức.

+ Thu thập số liệu từ các website, tạp chí, báo chí, báo cáo…

+ Số liệu từ các nguồn khác: Qui hoạch sử dụng dất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu tình hính áp dụng phương pháp ln canh tỉnh Quảng Ngãi, thành tựu công thức luân canh mang lại tại Việt Nam, phạm vi Quảng Ngãi. Tài liệu từ các ngành, viện nghiên cứu và các trường Đại học có liên quan.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu:

+ Lập phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi dựa trên mục đích và nội dung đề tài. + Chọn mẫu điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp, kết hợp với phương pháp chọn mẫu có định trước với những hộ gia đình áp dụng các loại cơng thức luân canh vào sản xuất nông nghiệp. Số mẫu điều tra 100 hộ để đảm bảo mỗi cơng thức ln canh có trên 30 quan sát (sai số điều tra 10% và số phiếu không đạt yeê cầu 10%).

+ Trao đổi trực tiếp với các nhà chuyên môn ở các sở, ban ngành hữu quan cấp tỉnh huyện (Trung tâm khuyến nơng tỉnh Quảng Ngãi, phịng nơng nghiệp và PTNT huyện Mộ Đức). Để nắm bắt tình hình, định hướng chung về phát triển các công thức luân canh cây trồng tại huyện Mộ Đức.

+ Làm việc trực tiếp với hộ nông dân và cán bộ 2 xã Đức Nhuận và Đức Hiệp. - Các thông tin cần thu thập:

+ Thông tin chung về các hộ điều tra: Thông tin về đặc điểm các hộ như độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, giới tính, nghề nghiệp, qui mơ hộ sản xuất, số lao động, tổng diện tích đất canh tác sử dụng, phân loại hộ.

+ Thơng tin về tình hình sử dụng các công thức luân canh trên đất canh tác của hộ.

2.3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chung đặc điểm của các hộ: Tuổi, trình độ văn hố, giới tính, nghề nghiệp.

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh qui mô nguồn lực nông hộ: Quy mô đất đai, lao động, vốn đầu tư.

Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả các công thức luân canh. + Tổng giá trị sản xuất (GO).

+ Tổng chi phí trung gian (IC).

+ Các chi phí khác như thuế (T), chi phí lao động gia đình hoặc lao động thuê (W), chi phí hoạt động tài chính như lãi suất tiền vay (r), khấu hao (D), thường là khấu hao máy móc hoặc khấu hao đất dài hạn.

+ Giá trị gia tăng (VA).

+ Thu nhập hỗn hợp của hộ (MI) = GO- C

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất tính bằng sản lượng các loại sản phẩm (Qi) nhân với giá đơn vị sản phẩn tương ứng (Pi).

C: Chi phí sản xuất là tồn bộ chi phí bằng tiền để tiến hành sản xuất bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với lãi vay ngân hàng (i) và khấu hao tài sản cố định (De). Ta có C = TT+i+De. (TT: chi phí trực tiếp là tồn bộ chi phí bằng tiền của hộ để sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác và được tính theo giá trị trường).

+ Các chỉ tiêu hiệu quả như VA/IC, GO/IC, MI/IC. + Năng suất ruộng đất.

+ Năng suất cây trồng. + Năng suất lao động.

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4.1. Phương pháp duy vật biện chứng và tư duy logic

Xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tổng hợp để có những kết luận đầy đủ và chính xác. Các hiện tượng kinh tế - xã hội được nghiên cứu trong trạng thái vận động và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó cho phép đánh giá và phân tích một cách khách quan về các vấn đề nghiên cứu, hiện trạng sản xuất. Trên cơ sở đó, khố luận đưa ra một số định hướng và ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất trên những mảnh đất canh tác tại địa phương.

2.3.4.2. Phương pháp thống kê kinh tế để tổng hợp số liệu:

Sử dụng các phương pháp thống kê về giá trị trung bình, số bình qn, mơ tả, phân tổ, các chỉ số và so sánh phân tích vấn đề một cách có hệ thống, rút ra kết luận và xu hướng phát triển của hiện tượng. Phương pháp thống kê kinh tế giúp cho việc

tổng hợp và phân tích thống kê các tài liệu điều tra về diện tích, năng suất, sản lượng vùng nghiên cứu. Đồng thời bằng hệ thống chỉ tiêu thống kê cho phép đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh tế sử dụng công thức luân canh cây trồng. Đây là phương pháp nghiên cứu cho phép lượng hoá được các kết luận và kết quả.

2.3.4.3 Phương pháp hạch toán kinh tế

Hạch tốn kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp cho các hộ nông dân là việc tổng hợp các khoản chi phí vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất nhằm sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố đầu vào bằng việc tính tốn và giám sát mọi khoản thu chi để sản xuất có lãi và tạo điều kiện mở rộng phát triển sản xuất.

2.3.4.4. Phương pháp chuyên gia

Đi sâu nghiên cứu các đơn vị điển hình hoặc các đơn vị cá biệt. Các đơn vị này mặt dù chưa phổ biến ở hiện tại nhưng trở nên phổ biến trong tương lai.

2.3.4.5. Phương pháp chuyên khảo

Dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chun gia từ đó nắm được thơng tin

thực trạng, tình hình của sự vật hiện tượng đang nghiên cứu. Thông qua ý kiến của các chuyên gia được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua hội thảo hội thảo khoa học, ấn phẩm khoa học được xuất bản rộng rãi….

2.3.4.6. Phương pháp toán kinh tế

Phương pháp toán kinh tế hồi qui tuyến hàm sản xuất để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các công thức luân canh cây trồng. Một số công thức luân canh cây trồng chủ yếu tại vùng đồng bằng huyện Mộ Đức. Công thức 1: Lúa đông xuân – Lạc hè thu; Công Thức 2: Rau – rau; Công Thức 3: Rau – Bắp; Cơng thức 4: Lúa – Lúa. Xây dựng mơ hình hồi quy dạng hàm cobb-Douglas để phân tích, lượng hố và so sánh hiệu quả giữa các công thức luân canh trên cùng một loại đất. Lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của các công thức luân canh như mức đầu tơ lao động/ha, chi phí trung gian/ha, thu nhập nơng hộ, công tác khuyến nông, học vấn của các chủ hộ và yếu tố vùng ảnh hưởng như

thế nào đối với kết quả sản xuất của các công thức luân canh cây trồng tại vùng đồng bằng huyện Mộ Đức.

Mơ hình tổng qt

Yj = A.X1α1.X2α2.X3α3. . . . . . Xnαn. eβ

1D1+ β2D2 + .......+ βmDm

Logarit hoá hai vế ta có phương trình:

Ln(Yj) = LnA +α1LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3 + …….+ αnLnXn+ β1D1+ β2D2 + ....... + βmDm

Trong đó A: Hằng số của hàm sản xuất.

Yj: Biến phụ thuộc là giá trị gia tăng của công thức thứ j.

Xi: Biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng như: Chi phí trung gian, lao động.... Các biến giả định (dummy).

Dk: Hạng đất canh tác, trình độ canh tác của chủ hộ, các loại công thức luân canh.

αi, βk: Là các ảnh hưởng tương ứng của biến độc lập Xi và biến giả định Dk.

Cụ thể trong nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp hồi qui để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến VA/sào của từng công thức luân canh như sau:

Yj = A.X1α1.X2α2.eβ

1D1+ β2D2 + β3D3

Logarit hố hai vế ta có phương trình:

Ln(Yj) = LnA +α1LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3 + β1D1+ β2D2

Trong đó các biến được đinh nghĩa như sau: Yj: Va/sào đất canh tác (j= 1,4)

A: Hằng số của hàm sản xuất.

X1: Mức đầu tư chi phí trung gian (đồng/sào). X2: Mức đầu tư chi phí lao động (cơng/sào). Dk: Các biến giả đinh (k= 1,3).

D1: Trình độ văn hố

D1= 1 Trình độ văn hố trên bậc tiểu học. D2=0 Trình độ văn hố bậc tiểu học trở xuống.

D2: Hạng đất

D2 = 1 Đất hạng I

D2 = 0 Đất hạng khác (II, III, IV)

αi, βk : Các tham số ước tính (i= 1, 2).

Mơ hình hàm sản xuất để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị VA trên một đơn vị diện tích các cơng thức ln canh có thể so sánh và chuyển đổi cho nhau. Mơ hình có dạng:

Yj = A.X1α1.X2α2.eβ

1D1+ β2D2 + β3D3+ β4D4+ β5D5

Logarit hố hai vế ta có phương trình:

Ln(Yj) = LnA +α1LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3 + β1D1+ β2D2 + β3D3 +β4D4+ β5D5

Trong đó các biến được đinh nghĩa như sau: Yj: Va/sào đất canh tác (j= 1,3)

A: Hằng số của hàm sản xuất.

X1: Mức đầu tư chi phí trung gian (đồng/sào). X2: Mức đầu tư chi phí lao động (cơng/sào). Dk: Các biến giả đinh (k= 1,3).

D1: Trình độ văn hố

D1= 1 Trình độ văn hố trên bậc tiểu học. D2=0 Trình độ văn hoá bậc tiểu học trở xuống. D2: Hạng đất

D2 = 1 Đất hạng I

D2 = 0 Đất hạng khác (II, III, IV)

αi, βk : Các tham số ước tính (i= 1, 2). D3: Biến giả định 3

D3= 1 Công thức luân canh 1. D3=0 Công thức luân canh khác. D4: Biến giả định 4

D4=0 Công thức luân canh khác. D5: Biến giả định 5

D5= 1 Công thức luân canh 4. D5=0 Công thức luân canh khác.

αi, βk : Các tham số ước tính (i= 1,3).

Ước lượng mơ hình trên bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS), kết quả ước lượng của mơ hình ngồi các chỉ số tin cậy (mức độ tin cây: P-value, sai số chuẩn: Std. Error) mô hình cịn được kiểm định bằng phương pháp thống kê để xác định mức độ tin cậy của hệ số hồi qui trong mơ hình và khả năng dự báo được các nhân tơs ảnh hưởng có ý nghĩa kit và có ý nghĩa thống kê cao. Các mơ hình đều được xử lý các dữ liệu ngoại biên (outlíe), đa cộng tuyến, phương sai của sai só thay đổi để kết quả ước lượng đạt Blue (khơng chệch, tuyến tính, tốt nhất).

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.4.1 Tình hình chung của việc áp dụng các công thức luân canh cây trồng tạiđịa bàn huyện Mộ Đức. địa bàn huyện Mộ Đức.

Chế độ luân canh, công thức luân canh là những biện pháp có thể thực hiện hiệu quả trong điều kiện nơng nghiệp nhiệt đới của nước ta. Đặc biệt với diện tích bình qn trên đầu người thấp và khi đã tận lực khai thác tiềm năng đất nơng nghiệp thì các chế độ ln canh, cơng thức ln canh sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả sử dụng đất và sản lượng cây trồng mang tính lâu dài nhất.

Theo cách hiểu thơng thường thì ln canh là phương thức thay đổi cây trồng theo thời gian (theo mùa vụ) và theo khơng gian (theo vị trí đất đai) nhằm mục đích tăng năng suất hàng năm, tăng hiệu quả sử dụng đất dẫn đến tăng sản lượng thu hoạch…. Vì vậy để có thể sử dụng độ phì có hiệu quả trước hết chúng ta phải có cơng thức luân canh hợp lý bao gồm các loại cây trồng: Cây trồng chính (có tỷ trọng sản lượng thu hoạch và tỷ lệ đất trồng trọt lớn nhất), cây trồng bổ sung (các loại cây trồng xen, trồng gối), cây trồng làm thức ăn gia súc, cây bảo vệ và cải tạo đất (các loại cây họ đậu).

Ở vùng đồng bằng huyện Mộ Đức cơ cấu cây trồng được áp dụng khá hợp lý, ta hãy xem xét công thức luân canh theo hạng đất của huyện ở bảng.

Công thức 1: Lúa Đông Xuân- Lúa hè thu: Đại đa số nông dân tại huyện Mộ Đức sử dụng công thức luân canh này trên đồng ruộng. Thứ nhất thổ dưỡng của loại đất trồng lúa chỉ thích hợp dùng để trồng lúa, thứ 2 để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho gia đình. Theo lịch thời vụ cho thấy Vụ 1 Lúa Đông Xuân bắt đầu tháng 4 dương lịch và thu hoạch trong tháng 8, Vụ 2 Hè thu bắt đầu trong tháng 5 dương lịch và thu hoạch trong tháng 9. Thời gian căng thẳng cho 2 vụ lúa tập trung vào mùa gieo sạ và thu hoạch.

Công thức 2: Đậu xanh- Ớt – Khổ qua – Bí xanh: Các loại rau được trồng rộng rãi trên đất thổ. Tại 2 xã tiến hành điều tra, diện tích đất thổ được bồi đắp phù sa từ dịng sơng Vệ do đó đất rất tươi tốt và rất thuận lợi cho trồng màu. Cây đậu xanh được bắt đầu gieo trồng vào tháng 1 thu hoạch trong tháng 2. Cây đậu xanh trong giai đoạn thu hoạch nông dân tiến hành gieo ớt, khi ớt được thu hoạch quả xong, tận dụng được điều kiện thời tiết khổ qua được gieo trồng vào tháng 6 thu hoạch trong tháng 8. Kế tiếp bà con tiến hành làm vụ cuối cùng trồng vụ cuối cùng trong năm trồng cây bí xanh. Cây bí xanh sinh trường và phát triển trong vòng 33 ngày là thu hoạch được.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w