Tình hình chung của việc áp dụng các công thức luân canh cây trồng tại địa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 38 - 40)

2.2.1 .TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI THỔ NHƯỠNG

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.4.1 Tình hình chung của việc áp dụng các công thức luân canh cây trồng tại địa

địa bàn huyện Mộ Đức.

Chế độ luân canh, công thức luân canh là những biện pháp có thể thực hiện hiệu quả trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới của nước ta. Đặc biệt với diện tích bình qn trên đầu người thấp và khi đã tận lực khai thác tiềm năng đất nơng nghiệp thì các chế độ ln canh, cơng thức ln canh sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả sử dụng đất và sản lượng cây trồng mang tính lâu dài nhất.

Theo cách hiểu thơng thường thì ln canh là phương thức thay đổi cây trồng theo thời gian (theo mùa vụ) và theo khơng gian (theo vị trí đất đai) nhằm mục đích tăng năng suất hàng năm, tăng hiệu quả sử dụng đất dẫn đến tăng sản lượng thu hoạch…. Vì vậy để có thể sử dụng độ phì có hiệu quả trước hết chúng ta phải có cơng thức ln canh hợp lý bao gồm các loại cây trồng: Cây trồng chính (có tỷ trọng sản lượng thu hoạch và tỷ lệ đất trồng trọt lớn nhất), cây trồng bổ sung (các loại cây trồng xen, trồng gối), cây trồng làm thức ăn gia súc, cây bảo vệ và cải tạo đất (các loại cây họ đậu).

Ở vùng đồng bằng huyện Mộ Đức cơ cấu cây trồng được áp dụng khá hợp lý, ta hãy xem xét công thức luân canh theo hạng đất của huyện ở bảng.

Công thức 1: Lúa Đông Xuân- Lúa hè thu: Đại đa số nông dân tại huyện Mộ Đức sử dụng công thức luân canh này trên đồng ruộng. Thứ nhất thổ dưỡng của loại đất trồng lúa chỉ thích hợp dùng để trồng lúa, thứ 2 để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho gia đình. Theo lịch thời vụ cho thấy Vụ 1 Lúa Đông Xuân bắt đầu tháng 4 dương lịch và thu hoạch trong tháng 8, Vụ 2 Hè thu bắt đầu trong tháng 5 dương lịch và thu hoạch trong tháng 9. Thời gian căng thẳng cho 2 vụ lúa tập trung vào mùa gieo sạ và thu hoạch.

Công thức 2: Đậu xanh- Ớt – Khổ qua – Bí xanh: Các loại rau được trồng rộng rãi trên đất thổ. Tại 2 xã tiến hành điều tra, diện tích đất thổ được bồi đắp phù sa từ dịng sơng Vệ do đó đất rất tươi tốt và rất thuận lợi cho trồng màu. Cây đậu xanh được bắt đầu gieo trồng vào tháng 1 thu hoạch trong tháng 2. Cây đậu xanh trong giai đoạn thu hoạch nông dân tiến hành gieo ớt, khi ớt được thu hoạch quả xong, tận dụng được điều kiện thời tiết khổ qua được gieo trồng vào tháng 6 thu hoạch trong tháng 8. Kế tiếp bà con tiến hành làm vụ cuối cùng trồng vụ cuối cùng trong năm trồng cây bí xanh. Cây bí xanh sinh trường và phát triển trong vòng 33 ngày là thu hoạch được.

Sau tháng 9, tại vùng Quảng Ngãi nói chung và Mộ Đức nói riêng thời tiết có nhiều thay đổi, mưa nhiều gây ra lũ lụt nên việc trồng trọt của bà con rất hạn chế. Đây là khoảng thời gian lao động nông nhàn nhất trong năm của của bà con nông dân.

Đối với nông dân xã Đức Hiệp. Các công thức luân canh được áp dụng rộng rãi là công thức 3 (Ngô – Khổ Qua – Ngô) và công thức 4 ( Rau – Ngô – Rau). Công thức luân canh 3 bắt đầu vào tháng 1 và kết thúc vào tháng 8. Với công thức này, lợi thế đối với bà con nông dân tận dụng được thân cây ngô để dây khổ qua leo, khơng có chi phí cho việc làm giàn.

Tận dụng được sự ưu đãi của thiên nhiên, thời tiết và đất bãi bồi ven sông Vệ, bà con nông dân thôn Nghĩa Lập xã Đức Hiệp tiến hành trồng một số cây ôn đới su hào, sú, cải thảo … phục vụ cho ngày tết mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w