.8 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tr

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 45 - 47)

STT Chỉ tiêu ĐVT Xã Đức Nhuận Xã Đức Hiệp Bình Quân chung

1 Tuổi TB của chủ hộ Năm 47,80 46,88 47,34

2 Số năm đến trường Năm 5,66 5,52 5,59

3 Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,48 4,52 4,50

4 LĐBQ/hộ Người 2,76 2,77 2,77

5 LĐNNBQ/hộ Người 2,14 2,15 2,15

(Nguồn số liệu điều tra)

Căn cứ vào nguồn thông tin thu thập được từ 100 hộ điều tra cho thấy chủ hộ ở độ tuổi trung bình 47,34 tuổi, với độ tuổi này đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. So với xã Đức Hiệp độ tuổi trung bình của xã Đức nhuận có cao hơn tuy nhiên khơng đáng kể, với độ tuổi 46- 47 người dân đã ổn đinh cuộc sống và có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nơng nghiệp. Thêm vào đó, trình độ văn hóa trung bình của các hộ điều tra đã tốt nghiệp tiểu học giúp cho các hộ áp dụng KHKT rất dễ dàng. Vì đây là 2 xã đồng bằng, trình độ dân trí tương đối tốt lại có những điều kiện thuận lợi về giao thơng, tình hình cung ứng các sản phẩm đầu vào và đầu ra dể dàng. Gia đình ít con nhân khẩu bình quân của xã Đức Nhuận là 4,48 khẩu thấp hơn xã Đức Hiệp 4,52 khẩu/hộ. Đại đa số các hộ điều tra vẫn con rất trẻ nên con cái còn nhỏ, đều đang trong độ tuổi đi học do đó việc làm nơng chủ yếu là nhờ vào bố mẹ. Lao động bình quân của các hộ điều tra ở mức 2,76 -2,77 khẩu/hộ. Lao động nông nghiệp của 2 xã sấp xỉ nhau Đức Nhuận (2,14 lao động NN/hộ), Đức Hiệp (2,15 lao động NN/hộ).

Với các thơng tin về tình hình nhân khẩu vào lao động như trên cho thấy các hộ điều tra tại 2 xã này có nhiều năm tham gia sản xuất nơng nghiệp và trình độ văn hóa tương đối (đã tốt nghiệp tiểu học). Lao động nông nghiệp trong gia đình chủ yếu do bố mẹ đảm trách, con cái cịn nhỏ đang độ tuổi đến trường.

2.5.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của các hộ điều tra

Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của các hộ điều tra ta xem xét bảng tiếp theo “Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của các hộ điều tra” như sau: Đất trồng cây hàng năm trung bình tại xã Đức Nhuận 10,02 sào, tại xã Đức

Hiệp là 9,2 sào. Nhiều hộ nông dân thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên hộ đã thuê đất của những người già cả hoặc những hộ làm kinh doanh nông nghiệp như cung ứng vật tư nông nghiệp, buôn bán nhỏ. Đây là 2 xã đồng bằng ven sông, thu nhập chủ yếu từ trồng trọt, trồng lúa và hoa màu do đó đất đai dành cho cây lâu năm hầu như khơng có và vì lượng phù sa bơi đắp hàng năm rất nhiều nên người dân ưa thích trồng cây hàng năm cho lợi nhuận cao hơn. Đất canh tác huyện Mộ Đức chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu đất nông nghiệp, hầu hết sản phẩm lương thực, thực phẩm và sản phẩm cây cơng nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế đều được tạo ra trên đất này.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w